Hướng dẫn đọc các loại biểu đồ phân tích kỹ thuật

562
Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 2 | Tổng điểm: 5]

Hiện nay trên thị trường tài chính, các chuyên viên phân tích có thể dùng nhiều loại biểu đồ khác nhau để phân tích, trong đó có 3 loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất đó là: Biểu đồ dạng đường (Line chart), Biểu đồ dạng thanh (Bar chart), Biểu đồ dạng nến (Candlestick chart). Trong 3 dạng biểu đồ này thì biểu đồ dạng nến được ưa dùng nhất trên thế giới.

1. Biểu đồ dạng đường (line chart)

Line chart là loại biểu đồ được dùng phổ biến nhất trong lịch sử phân tích nói riêng và các ngành khoa học nói chung, dùng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội…và nó cũng là loại biểu đồ được con người dùng trong thời gian lâu dài nhất. Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, do vậy trước đây nó từng được sử dụng trên tất cả các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới. Biểu đồ đường được hiểu đơn giản là những đường nối từ giá đóng cửa này đến giá đóng cửa tiếp theo trong một khung thời gian nhất định. Biểu đồ dạng đường không thể hiện biến động giá trong khung thời gian xác định.

Theo thời gian, khi khoa học kỹ thuật phát triển, diễn biến của thị trường tài chính ngày càng phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì không mang lại hiệu quả trong phân tích. Vì vậy, loại biểu đồ này ngày nay hiếm khi được sử dụng, nhất là trên các thị trường tài chính hiện đại.

Biểu đồ chỉ số VNIndex dạng đường.

Hiện nay, các nhà phân tích kỹ thuật hiện đại đều chuyển sang dùng một số loại biểu đồ có tính nhạy bén cao hơn so biểu đồ dạng đường (Line chart), đó là biểu đồ dạng thanh (Bar chart) hoặc biểu đồ dạng nến (Candlestick chart).

2. Biểu đồ dạng thanh (Bar chart)

Biểu đồ dạng thanh được các nhà phân tích phương Tây ưa sử dụng hơn người phương Đông. Loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các thị trường tài chính hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá trong một khung thời gian giao dịch là tương đối lớn.

Mỗi thanh trên biểu đồ thể hiện bốn thông tin bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất trong phiên giao dịch (hoặc trong một khung thời gian xác định). Biểu đồ dạng thanh hiện đại sẽ có thể hiển thị màu sắc để nhà phân tích nhận biết nhanh giá tăng hay giảm thay vì phải nhìn các thang mở cửa và đóng cửa như Bar chart đơn màu.

Biểu đồ chỉ số VNIndex dạng thanh.

Quy ước: Giá mở cửa là thang bên trái, giá đóng cửa là thang bên phải; Thanh đứng là biên độ giá trong phiên/khung thời gian. Nến xanh là nến tăng giá, nến đỏ là nến giảm giá.

3. Biểu đồ dạng nến (Candlestick chart)

Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng thanh. Biểu đồ nến được người Nhật Bản sáng tạo và áp dụng đầu tiên trên thị trường chứng khoán. Đây là dạng biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới để phân tích kỹ thuật trên thị trường tài chính. Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá trên thị trường tài chính khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục một cách trực quan, dễ nhìn.

Ưu điểm của biểu đồ nến so với biểu đồ dạng thanh nằm ở chỗ sự biến động của giá được thể hiện rõ ràng và dễ nhận biết hơn.

Biểu đồ chỉ số VNIndex dạng nến.

Cấu tạo nến trong biểu đồ nến.

Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 2 | Tổng điểm: 5]