Sau nhiều năm trì hoãn do vướng mắc tại dự án nhà máy điện Ô Môn III, tín hiệu tích đã cực xuất hiện sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP (16/12/2021) về quản lý và sử dụng vốn ODA thay thế Nghị định 56, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện Ô Môn III.
Wikidautu kỳ vọng dự án thượng nguồn sẽ có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào cuối quý II/2022 sau khi Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư cho Ô Môn III trong Q2/22, tạo tiền đề cho toàn chuỗi dự án Lô B – Ô Môn khởi công trong nửa cuối năm 2022.
Theo đó, Lô B – Ô Môn là một trong những dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư ước tính lên tới 10 tỉ USD cho nhiều dự án thành phần từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn.
Lô B-Ô Môn triển khai có thể thúc đẩy hoạt động cho các doanh nghiệp xây lắp như PTSC, PVCoating, PVDrilling, PVC-MS, PVGAS…cụ thể như sau:
– PVGAS được giao đại diện phân phối khí từ dự án tới các nhà máy điện khí, dự án tăng thêm nguồn thu trong khâu vận chuyển và khai thác cho PVGAS;
– PTSC (PVS) được giao phụ trách thầu xây lắp cho dự án, có thể mang lại doanh thu từ 1-1.2 tỷ USD cho giai đoạn 2022-2025;
– PVCoating (PVB) là công ty được hưởng lợi lớn nhất khi được giao bọc ống cho dự án, với doanh thu có thể từ 1800-2200 tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp cao có thể giúp PVB tăng trưởng mạnh trở lại như giai đoạn trước 2014;
– PVDrilling (PVD) sẽ được thuê khoan các giếng khi trong dự án, tăng tần suất hoạt động cho các giàn khoan của PVD và duy trì công việc ổn định trong khoảng thời gian dự án;
Trong nhóm các doanh nghiệp dòng dầu khí này, PVB có vốn hóa nhỏ nhất, cổ phiếu trôi nổi ít nhất và có biên lợi nhuận gộp cao nhất do nhà máy đã khấu hao hết, vì vậy, Wikidautu đặt kỳ vọng nhiều nhất vào sự tăng trưởng đột biến của PVB trong thời gian tới.
Ước tính hợp đồng bọc ống chiếm khoảng 5-6% tổng mức đầu tư dự án Lô B-Ô Môn. Sở hữu nhà máy bọc ống duy nhất tại Việt Nam, PVCoating (PVB) là đơn vị thực hiện hầu hết các hợp động bọc ống ngoài khơi tại Việt Nam, đơn cử như tuyến ống Nam Côn Sơn 2.
Dự án Lô B, có chiều dài đường ống toàn tuyến cả trên biển và trên bờ là hơn 340 km, với doanh thu kỳ vọng mang lại cho PVB từ 1800-2200 tỷ đồng. Với biên lợi nhuận gộp kỳ vọng trung bình 22-25% và có thể cao hơn vì nhà máy khấu hao hết, thì có thể mang lại cho PVB khoảng 450-500 tỷ lợi nhuận gộp từ giữa năm 2022 đến nửa đầu năm 2024 (2 năm), tương ứng lợi nhuận ròng khoảng 300-400 tỷ trong hơn 2 năm thi công (EPS khoảng 6.000 đồng/CP đến 10.000 đồng/CP trong cùng thời gian). Điều này đồng nghĩa với việc Wikidautu kỳ vọng PVB sẽ sớm quay lại (thậm chí vượt) vùng đỉnh năm 2014 trong vòng 2 năm tới.
Khuyến nghị:
– Với book value 17.600 đồng/cp, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ trung và dài hạn đối với cố phiếu PVB.
– Vùng giá giải ngân đầu tư cho các nhà đầu tư mới: quanh 20.000 đồng
– Vùng chốt lời kỳ vọng: 48.000-50.000 đồng