Mỗi phương pháp giao dịch đều tập trung vào một chu kỳ thời gian nhất định, một số phương pháp có thể là đa khung thời gian. Nhưng cơ bản, mọi phương pháp đều vẫn xoay quanh một chu kỳ cố định. Dựa trên khung thời gian giao dịch, các phong cách giao dịch phổ biến trên thị trường forex được chia làm 4 loại.
Nhiều nhà giao dịch mới, kiến thức còn thiếu hụt, tư duy sai lệch dẫn đến rất nhiều xáo trộn trong cuộc sống, công việc do họ tự làm khó mình bằng cách chọn một phong cách giao dịch không hề phù hợp. Phong cách đó thực tế hầu hết mọi người đã chọn và các IB cũng thích điều đó.
Trong phạm vi bài viết này, wikidautu sẽ đi vào phân tích các phong cách giao dịch forex phổ biến hiện nay.
1. Scalping trading
Đặc điểm:
– Giao dịch (trading) rất nhanh trên khung thời gian theo dõi 1 phút đến 15 phút.
– Các trader sẽ mở và đóng lệnh trong thời gian ngắn, thậm chí chỉ vài giây.
– Các trader đặc biệt quan tâm đến các tin tức để giao dịch theo tin
– Tập trung nhiều vào tin tức và khả năng dự đoán bằng trực giác hơn là phân tích kỹ thuật
– Khối lượng (volume) vào lệnh lớn
– Chốt lời chỉ từ vài pip đến vài chục pip
– Không có mức chốt lời, dừng lỗ trước trong kế hoạch, thông thường thuận theo thị trường: lãi chốt luôn, lỗ một mức nào đó thì cắt lệnh hoặc đợi có lãi rồi đóng.
– Tần suất vào lệnh rất lớn
Ưu điểm
– Có vô số cơ hội vào lệnh mỗi ngày
– Cày được nhiều commission (phí giao dịch)
– Không cần kế hoạch giao dịch hay nhật ký giao dịch
– Bằng cách đánh đổi rủi ro cao có thể đổi lấy được lợi nhuận cao và thần tốc
Nhược điểm
– Yêu cầu tính nhạy bén của trader rất cao, không phù hợp với người non kinh nghiệm
– Trader sẽ chịu áp lực rất cao do phải liên tục quan sát và phân tích giá
– Chi phí giao dịch rất cao, tốc độ bào mòn tài khoản bởi phí giao dịch lớn
– Dễ gây nghiện và gây stress nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lối sống, sinh hoạt và tính cách của bản thân
– Giao dịch chiếm rất nhiều thời gian của bạn
– Có thể cháy tài khoản rất nhanh nếu để lệnh thả nổi (gồng lệnh).
Đánh giá:
– Scalping không phải là một hình thức đầu tư, nó mang hơi hướng cờ bạc. Đây là phong cách giao dịch nguy hiểm cho những newbie và không bền vững với bất cứ trader nào trong dài hạn.
– Phong cách này dễ sử dụng, dễ áp dụng vì nó phù hợp với bản tính chộp giật, thích ăn xổi ở thì của người Việt Nam và cả những người thích cảm giác mạnh, rủi ro lớn (kiểu thích cờ bạc).
– Đây là phong cách được các IB Việt khuyến khích hoặc thích khách hàng của mình áp dụng do đặc điểm giao dịch tần suất lớn, phát sinh nhiều chi phí giao dịch.
Hiện nay, các nhà giao dịch mới không ai mà chưa từng từng trải qua cảm giác Scalping nhưng không có stoploss. Các quỹ đầu tư, các nhà giao dịch thành công trên thế giới không ai chọn Scalping làm phong cách đầu tư dài hạn cả.
2. Day trading
Đặc điểm:
– Trading ngắn trên khung thời gian theo dõi từ 1 phút đến 60 phút.
– Các trader sẽ mở và đóng lệnh trong thời gian vài phút đến vài giờ và đóng lệnh trong ngày.
– Tập trung nhiều vào phân tích kỹ thuật hơn là phân tích cơ bản hay tin tức.
– Chốt lời khoảng vài chục pip
– Tần suất vào lệnh trung bình
Ưu điểm
– Cơ hội vào lệnh trong ngày tương đối nhiều
– Ít stress hơn so với phong cách Scalping
– Ít chịu rủi ro giữ lệnh qua đêm vì gần như tất cả lệnh đều được đóng trong ngày
Nhược điểm
– Thời gian dành cho giao dịch trong ngày nhiều
– Trader sẽ chịu áp lực cao do phải liên tục quan sát và phân tích giá
– Phải có kế hoạch giao dịch, kế hoạch quản trị rủi ro để kiểm soát thua lỗ
Đánh giá:
– Day trading không phải là một hình thức đầu tư cũng không phải là cờ bạc. Đây là phong cách giao dịch tiềm ẩn nhiều rủi ro và không phù hợp với người non kinh nghiệm.
– Day trader bị đảo thải tương đối nhanh trên thị trường, chỉ sau các Scalper.
– Phong cách này dễ sử dụng, dễ áp dụng và được các newbie sử dụng nhiều vì ít stress hơn scalping.
3. Swing trading
Đặc điểm:
– Khung thời gian thường sử dụng là H4 hoặc D1.
– Các trader thường giữ lệnh trong vài ngày tới vài tuần
– Các trader quan tâm tới những con sóng lớn
– Kế hoạch giao dịch và quản trị rủi ro được xây dựng kỹ lưỡng
– Tập trung nhiều vào phân tích kỹ thuật hơn là phân tích cơ bản. Họ không quan tâm tới tin tức.
– Khối lượng vào lệnh tương đối nhỏ do điểm chốt lời tương đối xa
– Tần suất vào lệnh thấp
– Chốt lời khoảng vài trăm pip cho đến trọn con sóng ngàn pip
– Các dạng giao dịch phổ biến trong swing trading bao gồm: Mua tại mức hỗ trợ; Bán tại mức kháng cự; Giao dịch phá ngưỡng; Giao dịch pullback; Giao dịch theo các mô hình…
Ưu điểm
– Tần suất vào lệnh thấp nên chi phí giao dịch là rất thấp
– Rủi ro ít do khối lượng vào lệnh nhỏ, tần suất vào lệnh thấp
– Bạn không cần phải từ bỏ công việc hiện tại do việc theo đuổi swing trading không lấy đi nhiều thời gian.
– Cân bằng hài hòa giữa cuộc sống tinh thần và công việc đầu tư do không phải chịu nhiều áp lực, gần như không có stress trong giao dịch.
Nhược điểm
– Ít cơ hội vào lệnh, chủ yếu là quan sát và chờ đợi
– Yêu cầu phương pháp giao dịch và quản trị rủi ro tốt, khả năng phân tích kỹ thuật tốt, không phù hợp với người non kinh nghiệm.
Đánh giá:
– Swing trading là một hình thức mang tính đầu tư, không phải là cờ bạc. Đây là phong cách giao dịch đặt quản trị rủi ro, quán lý vốn lên hàng đầu, đặt hiệu quả của lệnh lên trên số lượng lệnh. Phong cách này có thể giúp nhà giao dịch cân bằng được cuộc sống và công việc, loại bỏ được các áp lực, căng thẳng khi không phải dán mắt vào theo dõi biểu đồ liên tục.
– Phong cách này ít rủi ro do khối lượng vào lệnh nhỏ kèm kế hoạch giao dịch chặt chẽ.
– Hầu hết các nhà giao dịch thành công, kiếm tiền bền vững trên thị trường đều đang giao dịch theo phong cách Swing trading.
– Phong cách này dễ sử dụng nhưng khó áp dụng vì yêu cầu nhiều về cao chuyên môn và kinh nghiệm
4. Position trading
Đặc điểm:
– Đây là một chiến lược giao dịch mang tính dài hạn
– Khung thời gian thường sử dụng là khung D1 tới Mth1.
– Các trader thường giữ lệnh trong vài tuần tới vài tháng, thậm chí cả năm
– Các trader quan tâm tới những con sóng siêu lớn
– Kế hoạch giao dịch và quản trị rủi ro được xây dựng kỹ lưỡng
– Tập trung nhiều vào phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật. Họ không quan tâm tới tin tức ngắn hạn.
– Khối lượng vào lệnh nhỏ do điểm chốt lời kỳ vọng rất xa
– Tần suất vào lệnh cực thấp
– Điểm chốt lời lên tới hàng nghìn pip
Ưu điểm:
– Tần suất vào lệnh thấp nên tiết kiệm được tối đa chi phí giao dịch
– Rủi ro ít do khối lượng vào lệnh nhỏ, tần suất vào lệnh thấp
– Mất rất ít thời gian cho việc giao dịch hay theo dõi giá
– Cân bằng hài hòa giữa cuộc sống tinh thần và công việc đầu tư do không phải chịu nhiều áp lực, gần như không có stress trong giao dịch.
Nhược điểm:
– Rất hiếm cơ hội vào lệnh, phần lớn thời gian là để chờ đợi.
– Yêu cầu phương pháp giao dịch và quản trị rủi ro tốt, khả năng phân tích kỹ thuật tốt, không phù hợp với người non kinh nghiệm.
– Yêu cầu phải có nền tảng kiến thức lớn về phân tích cơ bản
– Do vào lệnh khối lượng nhỏ nên thường yêu cầu một số vốn tương đối để bạn có được mức lợi nhuận cao.
Đánh giá:
– Position trading là một hình thức mang tính đầu tư, không phải là cờ bạc. Đây là phong cách giao dịch đặt quản trị rủi ro, quán lý vốn lên hàng đầu, đặt hiệu quả của lệnh lên trên số lượng lệnh. Phong cách này có thể giúp nhà giao dịch cân bằng được cuộc sống và công việc, loại bỏ được các áp lực, căng thẳng khi không phải dán mắt vào theo dõi biểu đồ liên tục.
– Position trading không phù hợp với người ít kinh nghiệm
– Phong cách này thường được các quỹ đầu tư áp dụng do vốn đầu tư lớn
– Position trading mang dáng dấp của trend following, tuy nhiên trend following thường dựa trên phân tích kỹ thuật thuần túy, position trading tận dụng cả hai phương pháp phân tích này.
Qua bài viết này, các bạn đã có cái nhìn sáng suốt hơn về các kiểu giao dịch forex phổ biến hiện nay. Sau khi đánh giá mức độ rủi ro, tính hiệu quả bền vững, sự phù hợp với bản thân, các bạn có thể lựa chọn cho mình một phong cách đúng đắn nhất để kiếm tiền bền vững trên thị trường forex.