Kiếm tiền không khó với 4 mô hình nến Nhật kinh điển

1704
Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 6 | Tổng điểm: 5]

Có nhiều phong cách mà nhà phân tích kỹ thuật có thể sử dụng để lựa chọn điểm giao dịch tối ưu. Nhiều nhà phân tích đầy kinh nghiệm ưa thích việc sử dụng các mô hình nến trên những biểu đồ đơn giản để tìm kiếm cơ hội thay vì một biểu đồ rối rắm, lòe loẹt những indicator. Trong phân tích kỹ thuật có rất nhiều mô hình nến cho chúng ta những gợi ý về một setup tiềm năng. Nhưng, rất ít trong số đó là hữu hiệu thật sự. Wikidautu giới thiệu các bạn 4 mô hình nến có độ tin cậy rất cao.

Không khoa trương khi cho rằng chúng thực sự có thể thay đổi tư duy phân tích truyền thống và thay đổi cách vào lệnh của bạn. Chỉ với 4 mô hình này, bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền một cách đầy tự tin và bền vững từ thị trường.

1A. Mô hình Bullish Abandoned Baby (Mô hình em bé bị bỏ rơi)

Đặc điểm:

– Mô hình Bullish Abandoned Baby xuất hiện ở cuối của xu hướng giảm giá.

– Mô hình Bullish Abandoned Baby là một cụm nến gồm 3 nến.

– Nến số 1 là một nến giảm trong một xu hướng giảm trước đó.

– Nến số 2 là một nến doji hoặc nến có thân nhỏ không quan trọng màu sắc, bóng nến dài, thân nến nằm ngoài phạm vi nến số 1 (có khoảng trống giá bên dưới giá giá thấp nhất của nến số 1).

– Nến số 3 là một nến tăng giá có giá mở cửa phía trên phạm vi nến số 2 và có giá đóng cửa cao hơn mức giá cao nhất của nến số 1.

Thiết lập giao dịch:

– Vào lệnh mua một phần ngay khi nến số 3 đóng cửa và mua phần còn lại khi già hồi về không quá 50% thân nến số 3. Nếu nến số 3 đóng cửa không đảm bảo tiêu chí cao hơn giá cao nhất của nến số 1 thì cần chờ đợi thêm nến xác nhận tiêu chí này mới vào lệnh.

– Dừng lỗ phía dưới điểm thấp nhất của nến số 2

– Chốt lời với mục tiêu lợi nhuận luôn đảm bảo Reward/Risk > 1 tức là lợi nhuận tiềm năng lớn hơn mức lỗ tiềm năng. Mô hình này có thể cho lợi nhuận rất lớn (R/R >3) nếu xu hướng giảm trước đó kéo dài.

1B. Mô hình Bearish Abandoned Baby

Bearish Abandoned Baby là mô hình em bé bị bỏ rơi giảm giá đối nghịch với mô hình Bullish Abandoned Baby.

2A. Mô hình Bullish Piercing Line

Đặc điểm:

– Mô hình Bullish Piercing Line xuất hiện ở cuối của xu hướng giảm giá.

– Mô hình Bullish Piercing Line chuẩn mực là một cụm nến gồm 2 nến.

– Nến số 1 là một nến giảm giá.

– Nến số 2 là một nến tăng với giá mở cửa nằm ngoài phạm vi nến số 1 và có giá đóng cửa xâm phạm quá 50% thân nến số 1.

– Mô hình Bullish Piercing Line biến thể có nến số 2 đóng cửa dưới 50% thân nến số 1. Khi đó ta cần một nến xác nhận thì mới vào lệnh. Nến xác nhận là một nến đóng cửa vượt ra ngoài phạm vi nến số 1.

Thiết lập giao dịch:

– Vào lệnh mua ngay khi nến số 2 đóng cửa (mô hình chuẩn mực) hoặc khi nến xác nhận đóng cửa (mô hình biến thể).

– Dừng lỗ phía dưới điểm thấp nhất của nến số 2.

– Chốt lời với mục tiêu lợi nhuận luôn đảm bảo Reward/Risk > 1 tức là lợi nhuận tiềm năng lớn hơn mức lỗ tiềm năng. Mô hình này có thể cho lợi nhuận rất lớn (R/R >3) nếu xu hướng giảm trước đó kéo dài.

2B. Mô hình Dark Cloud Cover

Dark Cloud Cover là mô hình giảm giá đối nghịch với mô hình Bullish Piercing Line.

3A. Mô hình Bullish Kicker

Mô hình Kicker là một mô hình có độ tin cậy và tỷ suất lợi nhuận rất cao vì nó xuất hiện làm thay đổi hoàn toàn cảm quan thị trường.

Đặc điểm:

– Mô hình Bullish Kicker xuất hiện trong xu hướng giảm giá cho tín hiệu đảo chiều tăng mạnh.

– Mô hình Bullish Kicker là một cụm nến gồm 3 nến.

– Nến số 1 có thể là nến tăng hoặc giảm giá; nến số 2 là nến giảm giá.

– Nến số 3 (kicker) là một nến tăng (tốt nhất là 1 nến đầy đặn thân lớn) với giá đóng cửa nằm ngoài phạm vi nến số 1.

– Mô hình Bullish Kicker biến thể có nến số 3 đóng cửa chưa thoát ra khỏi phạm vi nến số 1. Khi đó ta cần nến xác nhận nữa thì mới vào lệnh. Nến xác nhận là một nến đóng cửa vượt ra ngoài phạm vi nến số 1.

Thiết lập giao dịch:

– Vào lệnh mua ngay khi nến Kicker đóng cửa (mô hình chuẩn mực) hoặc khi nến xác nhận đóng cửa (mô hình biến thể).

– Dừng lỗ phía dưới điểm thấp nhất của nến số 2.

– Chốt lời với mục tiêu lợi nhuận luôn đảm bảo Reward/Risk > 2.

3B. Mô hình Bearish Kicker

Bearish Kicker là mô hình giảm giá đối nghịch với mô hình Bullish Kicker.

4A. Mô hình Bullish Engulfing

Đặc điểm:

– Mô hình Bullish Engulfing xuất hiện ở cuối xu hướng giảm giá cho tín hiệu đảo chiều tăng. Nếu xuất hiện ở vùng pullback của một xu hướng tăng thì độ tin cậy không cao.

– Mô hình Bullish Engulfing là một cụm nến gồm tối thiểu 2 nến trong đó nến Engulfing là nến tăng bao trùm các nến giảm còn lại trong phạm vi nến của mình.

– Nến Engulfing bao trùm quá nhiều nến hoặc tăng quá mạnh, độ tin cậy sẽ thấp.

– Nến Engulfing cần đầy đặn để tăng độ tin cậy, bóng nến phía trên quá dài thì độ tin cậy giảm.

Thiết lập giao dịch:

– Vào lệnh mua ngay khi Engulfing kết thúc hoặc có thể vào mua khi giá hồi lại một chút sau khi nến này kết thúc. Mức hồi về tùy thuộc vào mức tăng của nến Engulfing trước đó, tăng ít có thể không hồi, tăng nhiều sẽ hồi nhiều.

– Dừng lỗ phía dưới điểm thấp nhất của nến Engulfing.

– Chốt lời với mục tiêu lợi nhuận luôn đảm bảo Reward/Risk > 1.

4B. Mô hình Bearish Engulfing

Bearish Engulfing là mô hình giảm giá đối nghịch với mô hình Bullish Engulfing.

Xem thêm: 8 loại nến đặc trưng trong biểu đồ nến Nhật

Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 6 | Tổng điểm: 5]