Các phương pháp vào lệnh quen thuộc trong giới trader

Trong phạm vi bài viết này, wikidautu xin trình bày các phương pháp vào lệnh (đi lệnh) phổ biến của các trader trên thị trường tài chính.

1. Phương pháp bình quân giá xuống

Đây là phương pháp vào lệnh phổ biến nhất trong cộng đồng trader forex và chứng khoán. Đó là việc nhà giao dịch không chấp nhận cắt lỗ khi giá đi sai xu hướng nhận định, họ liên tục nhồi thêm lệnh cùng chiều với lệnh ban đầu để giảm chi phí giá vốn xuống. Bình quân giá xuống là cách để trì hoãn và không thừa nhận sai lầm của trader, không chấp nhận một khoản thua lỗ.

Trader có thể gỡ lại được cả gốc lẫn lãi nếu thị trường quay đầu đảo chiều theo hướng kỳ vọng và vượt qua giá vốn trung bình. Tuy nhiên, nếu thị trường không như ý họ, khoản lỗ sẽ tăng lên nhiều lần, thậm chí họ có thể cháy tài khoản.

Hầu hết các nhà đầu tư mới thường có khuynh hướng trung bình giá xuống thay vì dừng lỗ. Ý niệm về quản lý vốn đối với họ rất mơ hồ. Hầu hết trong số họ rất bảo thủ, ngại thừa nhận rằng mình sai để đặt một giới hạn thua lỗ cho một deal nào đó. Đó cũng là lý do tại sao trader mới thường xuyên thua lỗ khi họ lạm dụng phương pháp này như một bản năng.

Tóm lại, phương pháp bình quân giá xuống tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, không phải là phương pháp quản lý vốn hiệu quả.

2. Phương pháp bình quân giá lên

Đây là phương pháp ngược lại với bình quân giá xuống. Tức là nhà giao dịch sẽ nhồi thêm lệnh cùng chiều với lệnh ban đầu khi lệnh ban đầu đang thắng nhằm gia tăng lợi nhuận khi giá chạy theo đúng xu hướng. Lệnh nhồi thêm đối với forex hoặc khối lượng mua thêm đối với chứng khoán có thể nhỏ hoặc lớn hơn lệnh ban đầu.

Phương pháp này gần giống như trend following và hay được các nhà giao dịch theo xu hướng áp dụng. Lỗ tiềm năng nếu bắt đúng con trend là không nhiều, đặc biệt nếu lệnh đầu tiên là một lệnh lớn và các lệnh sau quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, một nhược điểm lớn là khi giá đảo chiều, trader có thể chuyển trạng thái từ lãi sang lỗ rất nhanh. Vấn đề then chốt ở đây, khác với trung bình giá xuống, trung bình giá lên làm giá vốn bình quân ngày càng tăng lên. Nếu trader vào lệnh đầu tiên ở giữa hoặc cuối con sóng thì rất rủi ro.

Cũng giống như bình quân giá xuống, phương pháp này ẩn chứa rất nhiều rủi ro, khi giá đảo chiều cũng là lúc khối lượng vào lệnh của trader đã rất lớn.

3. Phương pháp Martingale

Chi tiết các bài viết về phương pháp Martingale:

– Có nên sử dụng phương pháp Martingale trong đầu tư tài chính?

– Martingale có phải là một phương pháp quản lý vốn?

Theo Martingale, sau khi thua lỗ, trader sẽ gấp đôi khối lượng giao dịch cho đến khi đạt được một lệnh thắng. Lệnh thắng sẽ lấy lại toàn bộ những gì đã mất và cả phần lời ra. Đây là một phương pháp có rủi ro rất lớn, mang tính chất được ăn cả ngã về không.

Về dài hạn, tất cả trader đều sẽ gặp một chuỗi thua lỗ và chỉ cần một lệnh có khối lượng lớn bị dính stop loss cũng đủ để quét bay tài khoản. Nếu trader có sở thích trả thù thị trường và liên tục vào lệnh một cách mù quáng kèm thêm áp dụng nhồi lệnh martingale thì có lẽ kịch bản còn tồi tệ hơn nữa.

4. Phương pháp Anti-Martingale

Anti-Martingale là phương pháp ngược lại với Martingale. Theo Anti-Martingale, sau một lệnh thắng, trader sẽ tăng gấp đôi khối lượng giao dịch nhằm tối đa hóa lợi nhuận của chuỗi thắng hay gọi theo giới cờ bạc là “dây đỏ”. Khi thua lỗ, trader không được gấp đôi khối lượng, mà giảm một nửa khối lượng ở lệnh tiếp theo. Theo phương pháp này, trader có thể ăn đậm nếu gặp một chuỗi lệnh thắng liên tục. Nhưng, cũng giống Martingale, chỉ một lần thua lỗ là quét sạch mọi thành quả trước đó.

5. Phương pháp tỷ lệ cố định

Phương pháp tỷ lệ cố định hoạt động trên nguyên tắc: nhà giao dịch sẽ vào lệnh theo một khối lượng cố định và sẽ tăng lên dần (hoặc giảm dần) theo đúng tỷ lệ tăng/giảm của vốn ban đầu. Ví dụ, một trader forex có balance là 1000$, mở lệnh trading 0.1 lot và sẽ chỉ tăng lên 0.11 lot khi balance tăng lên 1100$.

Đây là một phương pháp khá phổ biến và an toàn nếu khối lượng ban đầu là hợp lý. Việc tăng dần khối lượng theo mức tăng trưởng lợi nhuận sẽ giúp trader giao dịch đều tay, vững tâm lý, không bị áp lực bởi khối lượng tăng đột ngột hoặc phập phù. Phương pháp này mang tính thực tiễn cao và hợp lý trong việc quản lý vốn nên được áp dụng nhiều bởi các trader thành công.

Ngoài 5 phương pháp vào lệnh kể trên, trong giới trader còn một số phương pháp vào lệnh phức tạp hơn, như phương pháp Kelly. Dù là phương pháp vào lệnh chân phương đến thần thánh mấy đi chăng nữa thì để quản lý vốn tốt, quản trị rủi ro chặt chẽ, nhà đầu tư luôn phải có điểm dừng lỗ hợp lý cho mọi lệnh của mình. Tất cả các phương pháp đều có tính rủi ro vốn rất cao khi các trader vứt bỏ vũ khí quan trong nhất khi ra chiến trường: stop loss.

Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 6 | Tổng điểm: 4.8]
wikidautu

Recent Posts

Chu kỳ luân chuyển vốn và các giai đoạn của nền kinh tế

Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…

1 năm ago

Chứng khoán phái sinh Việt Nam

I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…

1 năm ago

Các sàn giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam và các chỉ số chứng khoán

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…

2 năm ago

Tổng hợp những kiến thức về cổ tức

Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…

2 năm ago

Các loại lệnh và thời gian thanh toán trong giao dịch cổ phiếu

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…

2 năm ago

Đặc điểm của các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…

2 năm ago