5 bước thiết lập một danh mục đầu tư hiệu quả

Bước 1: Phân tán rủi ro

Có thể bạn đã tìm ra một cổ phiếu mà bạn nghĩ là tuyệt vời để đầu tư nhưng nó vẫn có xác suất, tức là vẫn có khả năng nó không như bạn kỳ vọng. Do đó nếu không có chiến lược quản lý rủi ro, tài khoản của bạn vẫn thua lỗ như thường hoặc hiệu quả thấp. Không bỏ hết trứng vào một giỏ là cách để bạn phân tán rủi ro tốt nhất trong đầu tư. Tuy nhiên, bỏ trứng vào quá nhiều giỏ lại là sai lầm phổ biến của rất nhiều nhà đầu tư. Họ đang cho rằng đó là cách để phân tán rủi ro, nhưng thực tế điều này làm giảm hiệu suất đầu tư đi rõ rệt và làm gia tăng thời gian, công sức để quản lý danh mục của họ.

Nếu không phải là một quỹ đầu tư, một danh mục đầu tư hợp lý chỉ nên bao gồm từ 2 đến 5 cổ phiếu với tỷ trọng phân bổ vốn tương đương nhau giữa các cổ phiếu. Nếu bạn sở hữu danh mục gồm 5 cổ phiếu nhưng 80% vốn tập trung vào 1 cổ phiếu thì đó không gọi là phân tán rủi ro.

Phân tán rủi ro được quản lý chặt chẽ hơn bằng các ngành khác nhau trong rổ cổ phiếu trong danh mục đầu tư. Điều đó có nghĩa là các cổ phiếu bạn nắm giữ không cùng chung một ngành hoạt động. Một danh mục với 5 cổ phiếu, nhưng có tới 3 cổ phiếu thuộc nhóm tài chính – ngân hàng thì đó không gọi là phân tán rủi ro.

Bước 2: Lựa chọn các cổ phiếu tiềm năng chưa tăng nóng

Nhiều nhà đầu tư thường mắc phải một lỗi là cố gắng mua vào các cổ phiếu đang “hot” trên trên thị trường với ý định đầu tư lâu dài. Các cổ phiếu bước vào chu kỳ tăng nóng là giai đoạn chốt lời phù hợp với các nhà đầu tư mua và đã nắm giữ lâu dài từ trước và là đoạn cuối cho các nhà đầu cơ lướt sóng. Chúng thực sự rất nguy hiểm cho các nhà đầu tư có ý định mua mới và nắm giữ lâu dài. Cổ phiếu tốt khi chúng giúp bạn sinh lời chứ không phải là một cố phiếu thương hiệu lớn nhưng giá liên tục giảm từ lúc bạn mua vào.

Vì vậy, ngoài tiềm năng phát triển trong tương lai, đánh giá về đà tăng của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại cũng giúp bạn nhận ra cố phiếu có còn thực sự hấp dẫn để đầu tư nữa không.

Bước 3: Tìm vùng giá trị của các cổ phiếu tiềm năng

Sau khi dùng phân tích cơ bản để đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, bạn sẽ cần dùng đến phân tích kỹ thuật để mua cổ phiếu tại vùng giá trị. Đây là một vùng giá bạn xác định từ trước để bắt đầu mua vào. Vùng giá này, tất nhiên đã phải loại bỏ hoàn toàn được giai đoạn tăng nóng của cổ phiếu. Việc tìm ra vùng giá trị giúp bạn mua được cổ phiếu tốt ở đúng hoặc thấp hơn giá trị thực của cổ phiếu mà không bị ảnh hưởng bới tâm lý FOMO của thị trường.

Bằng phân tích cơ bản, có thể bạn sẽ tìm ra một cổ phiếu tốt nhưng nếu không dùng phân tích kỹ thuật, vùng giá mua của bạn có thể sẽ quá cao, khiến thời gian chờ đợi của bạn lâu hơn (thậm chí là phải cắt lỗ) trước khi giá cổ phiếu đi tới mục tiêu bạn kỳ vọng.

Bước 4: Lên kế hoạch mua và bán

Kế hoạch này bao gồm: vùng mua, vùng cắt lỗ, vùng chốt lời, thời gian nắm giữ. Đừng nghĩ rằng bạn đầu tư dài hạn thì không phải cắt lỗ hoặc không cần xác định vùng mua, đó là sai lầm! Như đã nói, đầu cơ hay là đầu tư thì vẫn là cuộc chơi của xác suất, không ai có thể chắc chắn 100% rằng sẽ có lời khi mua một cổ phiếu nào đó. Có nhiều yếu tố, sự kiện bất ngờ nằm ngoài kỳ vọng của nhà đầu tư có thể xảy đến với doanh nghiệp mà họ cần phải tìm một điểm để thoái lui khi mua cổ phiếu.

  1. Bạn mua tại vùng giá đó với khối lượng bao nhiêu để đủ tỷ trọng phân bổ vốn?
  2. Bạn cắt lỗ khi nào và tại vùng giá nào?
  3. Bạn chốt lời cổ phiếu ở vùng giá nào, tất nhiên phải đảm bảo tiêu chí lợi nhuận lớn hơn rủi ro nhiều lần.
  4. Nếu cổ phiếu đi đúng hướng, bạn dự định sẽ nắm giữ cổ phiếu trong thời gian bao lâu? Nếu sau thời gian kỳ vọng mà giá cổ phiếu vẫn chưa đạt mục tiêu chốt lời thì bạn sẽ xử lý như nào? Hoặc nếu giá đạt kỳ vọng trong thời gian sớm hơn dự kiến thì bạn có nâng target lên không?

Bước 5: Tuân theo kế hoạch đã đặt ra

Đây là bước cuối cùng nhưng cũng là bước quan trọng nhất, khó thực hiện nhất. Vì tất cả 4 bước chúng ta nói ở trên chính là kế hoạch, và bước thứ 5 này chính là lời cam kết của bạn. Bốn bước trên có được thực hiện một cách chỉn chu, chuẩn xác hay không phụ thuộc hoàn toàn vào cam kết của bạn. Điều này không hề dễ vì kiên nhẫn chờ đợi không phải là đức tính dễ dàng có được của các nhà đầu tư. Ngoài ra, cảm xúc cũng là yếu tố chi phối rất nhiều tới mọi quyệt định của bạn. Bước này quả thực không dễ chịu một chút nào đối với các nhà đầu tư ít kinh nghiệm.

Wikidautu.com
Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 2 | Tổng điểm: 5]
wikidautu

Recent Posts

Chu kỳ luân chuyển vốn và các giai đoạn của nền kinh tế

Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…

12 tháng ago

Chứng khoán phái sinh Việt Nam

I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…

12 tháng ago

Các sàn giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam và các chỉ số chứng khoán

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…

1 năm ago

Tổng hợp những kiến thức về cổ tức

Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…

1 năm ago

Các loại lệnh và thời gian thanh toán trong giao dịch cổ phiếu

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…

1 năm ago

Đặc điểm của các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…

1 năm ago