Giao dịch trên thị trường tài chính giống như việc bạn là con thú hoang giữa rừng với đầy rẫy những thợ săn và cạm bẫy. Ngoài những chiếc bẫy về giá, tin tức, thị trường còn thiên la địa võng những chiếc bẫy vô hình kỳ lạ nhưng cực kỳ nguy hiểm. Dưới đây, wikidautu sẽ “vạch trần” những chiếc bẫy ấy cùng với những gợi ý để nhà giao dịch có thể tránh được chúng.
Chuỗi lệnh thắng liên tiếp là chiếc bẫy đáng sợ nhất, không phải là do thị trường giăng ra để bẫy bạn mà chính bạn tự đưa mình đến một cạm bẫy nguy hiểm tiềm năng. Sau một chuỗi lệnh thắng liên tiếp, tâm lý giao dịch của bạn thay đổi rất mạnh, cảm xúc hưng phấn khiến bạn muốn tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới. Cảm xúc hưng phấn dâng trào tột độ khiên bạn có thể vào lệnh sai quy tắc, theo cảm tính hoặc với một khối lượng lớn hơn. Đây là chiếc bẫy thứ nhất. Việc muốn “thừa thắng xông lên” sẽ khiến bạn gặp thêm chiếc bẫy thứ hai: quy luật xác suất trong giao dịch. Khi chuỗi lệnh thắng càng dài thì xác suất lệnh tiếp theo là một lệnh thua (thậm chí là thua rất lớn) càng tăng lên cao.
Các trader non kinh nghiệm cần hết sức lưu ý một thực tế là: chuỗi lệnh thắng có khả năng gây ra cháy tài khoản cao hơn chuỗi lệnh thua. Đơn giản sau chuỗi thua, có thể bạn sẽ cẩn trọng hơn. Còn với chuỗi thắng, sự chủ quan sẽ làm mờ mắt, và rất có thể bạn sẽ có rất nhiều quyết định trading sai lầm sau đó.
Để tránh chiếc bẫy này, cách tốt nhất vẫn là lập kế hoạch và bám sát vào kế hoạch trước khi giao dịch; luôn có nhật ký giao dịch với bộ check list điều kiện kích hoạt lệnh đi kèm. Chỉ có giữ vững tinh thần trong khuôn khổ kỷ luật thì mới tránh được những sai lầm của cảm xúc. Nếu bạn đang cảm thấy quá hưng phấn, không thể viết gì đó vào nhật ký hoặc không thể theo sát check list, tốt nhất là tắt phần mềm giao dịch đi để làm việc khác.
Trái ngược với chuỗi lệnh thắng liên tiếp, cảm xúc của chuỗi lệnh thua là bi quan, lo lắng, cay cú, tức giận. Đây cũng là một chiếc bẫy cảm xúc sắc bén có thể thổi bay tài khoản của bạn chỉ bằng một vài lệnh. Thông thường sau chuỗi lệnh thua liên tiếp, nếu cảm xúc dâng lên mức cay cú tột độ, trader nghiệp dư luôn có khuynh hướng muốn lấy lại thật nhanh những gì đã mất. Họ sẽ vào lệnh với khối lượng lớn hơn, bỏ qua các quy tắc quản lý vốn hoặc nếu giữ nguyên khối lượng thì họ lại vào lệnh với tần suất dày đặc hơn. Một khi kỷ luật giao dịch bị phá vỡ, tài khoản của bạn chỉ chờ ngày bốc hơi.
Để tránh được chiếc bẫy này, quả thực không hề dễ dàng với các trader non kinh nghiệm. Một lần nữa tôi xin được nhắc lại: Bạn phải biến Nhật ký giao dịch thành người bạn tri kỷ thì mới mong mình có thể giữ vững kỷ luật, phương pháp trong giao dịch.
Chiếc bẫy này khá quen thuộc trên con đường trading của rất nhiều trader. Nó xuất hiện dày đặc với các trader có thói quen không đặt dừng lỗ. Việc gồng lệnh để rồi trung bình giá xuống có thể giúp trader tạm thời thoát được cú hit stoploss và có thể hồi sinh tài khoản mạnh mẽ khi giá đảo chiều. Nếu may mắn điều này có thể lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, nếu trader chốt được lời thì càng tệ hơn khi họ sẽ tiếp tục làm dụng phương pháp vào lệnh kiểu này. Hậu quả tất yếu là tài khoản của họ sẽ thua lỗ nặng nề.
Để tránh chiếc bẫy này, cách tốt nhất là bạn đừng tạo ra nó. Tức là ngay từ đầu, hãy quản lý rủi ro chặt chẽ bằng cách đặt stoploss. Mọi phương pháp thần thánh đến mấy đi chăng nữa, nếu không có stoploss đều phải trả giá bằng sự thua lỗ nặng nề.
Đôi lúc trader muốn gỡ lại thật nhanh phấn thua lỗ đã mất, họ vào một cú trade với khối lượng lớn. May mắn thay, cú trade này lại thắng và mang về khoản lợi nhuận khổng lồ. Cú trade “thần thánh” khiến trader cảm giác như vừa trúng số độc đắc. Và nó sẽ từ từ ngấm vào tư tưởng họ một niềm tin rằng: mọi thua lỗ đều có thể lấy lại được bằng một đến vài lệnh khối lượng lớn.
Khi quản lý vốn không còn nằm trong quy tắc quản trị rủi ro thì tài khoản của bạn sẽ có hậu quả như nào thì ai cũng rõ. Để tránh được chiếc bẫy này, hãy trang bị kiến thức thật tốt về quản lý vốn trong giao dịch. Hãy thiết lập một quy tắc khối lượng vào lệnh cố định như một thói quen, ghi trên nhật ký giao dịch và không bao giờ bỏ rơi nó!
Rất nhiều trader sau khi đã đặt stop loss nhưng vẫn ngồi canh giá hoặc thi thoảng lại bật chart lên ngó. Họ sốt ruột và sợ lệnh bị chạm stop loss. Họ không cho stop loss làm nhiệm vụ của nó và mỗi khi sắp tới điểm kích hoạt lệnh lỗ thì họ lại dời stop loss ra xa hơn vì hi vọng rằng giá sẽ quay lại như dự đoán. Thật tuyệt vời nếu cú dời stop loss mang lại cho họ một cú chốt lời thành công. Thật ra điều này chẳng có gì đáng ăn mừng đâu! Bởi những lần trade tiếp theo họ cũng sẽ hành động như thế, và không sớm thì muộn, tài khoản của họ cũng bốc hơi với hành động dời stop loss này.
Cách đơn giản để bạn không mắc phải chiếc bẫy này là hạn chế tối đa thời gian bên màn hình chart. Sau khi thiết lập lệnh với mức stop loss, take profit, trailing stop (nếu có) thì hãy tắt phần mềm giao dịch và làm việc khác. Nếu đã có một kế hoạch thì hãy để kể hoạch được triển khai. Stop loss được sinh ra là để làm tròn nhiệm vụ quản trị rủi ro tài khoản thay cho bạn. Việc của bạn trong hầu hết thời gian là không làm gì cả. Rất nhàm chán!
Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…
I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…
Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…
Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…
Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…
Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…