Categories: Quản trị rủi ro

Nguồn gốc của mọi căng thẳng trong giao dịch

Tại sao khi giao dịch tài khoản demo thì trader luôn cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu còn giao dịch trên tài khoản thật thì rất căng thẳng?. Sự căng thẳng, mệt mỏi là hệ quả của việc họ lúc nào cũng dán mắt vào màn hình để xem giá, không muốn lệnh của mình cô đơn một mình với thị trường. Vậy điều gì khiến tâm lý chúng ta sợ mất mát tiền bạc ghê gớm đến như vậy? Ngay cả khi đã đặt stop loss, trader vẫn cảm thấy hồi hộp, lo lắng và thi thoảng lại bật chart trên điện thoại lên để ngó trong lúc làm việc ở cơ quan hoặc thậm chí là bật dậy lúc nửa đêm. Về cơ bản là tâm trí họ lúc nào cũng nghĩ và đặt rất nhiều sự trăn trở cho lệnh đang mở.

Nguồn gốc của mọi căng thẳng trong giao dịch chính là việc lạm dụng đòn bẩy tài chính. Đây chắc chắn là nguyên nhân ghê gớm nhất khiến các trader tự gây áp lực lên bản thân mình. Ngay cả trong đầu tư chứng khoán, khi một nhà đầu tư quá lạm dụng đòn bẩy thì tâm lý của anh ta sẽ rất căng thẳng, hồi hộp. Nó không khác gì đánh bạc vậy, bạn có thể được rất nhiều và cũng có thể mất rất nhiều. Vậy thì làm sao bạn có thể yên tâm đi ngủ hay làm những việc khác khi những lệnh đang mở có khối lượng lớn, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho tài khoản của bạn.

Kích thước của lệnh trong forex hay tỷ lệ margin trong chứng khoán là vấn đề gây nên không biết bao nhiêu cơn bĩ cực, stress cho các trader. Một kích thước lệnh lớn có thể cho bạn những khoản lợi nhuận trên vốn hấp dẫn, bù lại bạn phải chấp nhận mức rủi ro không kém. Các trader thường có tư duy rằng họ có thể làm giàu thật nhanh bằng cách tận dụng tối đa đòn bẩy tài chình chính. Điều đó thật ảo tưởng!

Cách tốt nhất để bạn có thể giúp cuộc sống trading của mình nhẹ nhàng, thoải mái, nhàm chán, không có áp lực là hãy điều chỉnh kích thước lệnh về tới mức mà bạn có thể ăn ngon, ngủ yên và mặc kệ cho lệnh chạy mà không có sự có mặt của bạn phía trước màn hình. Nếu bạn vẫn cảm thấy còn hồi hộp, không an tâm lúc đi ngủ hoặc lúc rời xa màn hình tức là kích thước lệnh của vẫn bạn đang lớn.

Những trader chuyên nghiệp chỉ kỳ vọng lợi nhuận đều đặn hàng năm 20-40% – một mục tiêu khả thi và hợp lý, đủ để họ thành danh nếu duy trì được trong hàng chục năm. Điều này cũng đồng nghĩa các nhà giao dịch chuyên nghiệp luôn quản lý vốn, quản trị rủi ro rất tốt bằng kích thước lệnh nhỏ so với các trader nghiệp dư (với cùng quy mô vốn). Sử dụng đòn bẩy hợp lý giúp họ không căng thẳng, không áp lực nặng nề khi giao dịch, không bị cảm xúc tác động tới phương pháp, hệ thống giao dịch. Mọi thứ vận hành sẽ rất nhẹ nhàng, nhàm chán, trơn tru.

Ở một diễn biến khác, các trader non kinh nghiệm luôn đắt mục tiêu vô cùng ghê gớm, có thể lên tới 1-3%/ngày hoặc 10- 20%/tháng. Họ rất phiêu lưu như những con bạc. Bằng cách vào lệnh với kích thước lớn, họ hy vọng có thể đạt được tỷ suất sinh lời cao, bất chấp giao dịch kiểu này làm họ vô cùng căng thẳng, stress, mất ăn mất ngủ. Tất nhiên cũng có một số ít trader đạt được mức lợi nhuận này nhưng quãng thời gian tươi đẹp đó không duy trì được lâu, thông thường chỉ được vài tháng. Sau đó thì họ lại cháy tài khoản và bắt đầu lại từ đầu.

Tóm lại, để không bị căng thẳng, mệt mỏi trong giao dịch thì bạn phải:

– Vào lệnh với kích thước nhỏ sao cho bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

– Nếu vẫn còn lo lắng với lệnh đang mở thì tiếp tục hạ kích thước lệnh.

Kết luận:

– Bằng cách không tạo áp lực cho mình, hiệu suất giao dịch của bạn chắc chắn sẽ cải thiện rất rõ rệt, và lúc đó bạn sẽ nhận ra rằng: trading với kích thước lệnh nhỏ (phù hợp) chẳng khác gì trading trên tài khoản demo vậy.

– Bạn sẽ mặc sức  tự tin thể hiện năng lực phân tích và kỹ năng quản lý vốn hiệu quả của mình mà không bị một cạm bẫy vô hình nào tác động tiêu cực đến tâm lý.

– Ngoại ra, các trader còn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho công việc khác, giữ gìn được sức khỏe, không để việc đầu tư ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Theo kinh nghiệm bản thân, tôi sẽ trading mỗi lệnh với khối lượng 0,01 lot trên 1000$ balance và không mở cùng lúc quá 3 lệnh. Điều này giúp tôi cảm thấy trading thật sự “nhàm chán”. Chắc chắn là như thế, các bạn hãy thử, cảm nhận chia sẻ vô cùng quý báu này của wikidautu nhé!

Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 2 | Tổng điểm: 5]
wikidautu

Recent Posts

Chu kỳ luân chuyển vốn và các giai đoạn của nền kinh tế

Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…

12 tháng ago

Chứng khoán phái sinh Việt Nam

I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…

12 tháng ago

Các sàn giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam và các chỉ số chứng khoán

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…

1 năm ago

Tổng hợp những kiến thức về cổ tức

Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…

1 năm ago

Các loại lệnh và thời gian thanh toán trong giao dịch cổ phiếu

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…

1 năm ago

Đặc điểm của các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…

1 năm ago