Làm sao để ổn định tâm lý trong quá trình giao dịch?

Ổn định tâm lý hay nói cách khác là không để những cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến các quyết định giao dịch của bạn là điều vô cùng quan trọng. Ngoại trừ robot hoặc trader có thần kinh thép, cảm xúc trong giao dịch là điều không thể loại bỏ trong con người. Tuy nhiên, có nhiều cách để loại bỏ hoặc làm hạn chế các cảm xúc tiêu cực.

1. Giao dịch ở khung thời gian lớn

Áp lực tâm lý trong giao dịch xuất hiện với tần suất lớn hơn khi bạn trading ở khung thời gian nhỏ (Scalping, Day trading, lướt sóng T+ chứng khoán). Với kiểu “đánh nhanh rút gọn”, trader sẽ thỏa cơn nghiện trading cũng như không lo việc bỏ lỡ nhiều cơ hội. Tuy nhiên, khi giao dịch với khung thời gian nhỏ áp lực tâm lý của bạn sẽ lớn hơn rất nhiều những kiểu trade dài hơi như swing trading hay position trading hoặc đầu tư chứng khoán dài hạn.

Giao dịch ở khung thời gian lớn (ngày, tuần với forex và tuần, tháng, năm với chứng khoán) sẽ giúp bạn không bị dao động bởi các con sóng nhỏ ở các khung thời gian thấp. Phần lớn thời gian của bạn dành để chờ đợi thị trường trả lời chứ không phải xem những cây nến nhảy múa. Điều này rõ ràng sẽ giúp tâm lý của bạn ở trạng thái ổn định, thảnh thơi hơn dù lệnh có thua lỗ.

Tuy vậy, phần lớn các nhà giao dịch trên thị trường lại chọn khung thời gian nhỏ để giao dịch. Với các trader này, Wikidautu cho rằng cần có sự thay đổi lớn về tư duy mới có thể ổn định được tâm lý trong suốt quá trình giao dịch, cụ thể:

2. Dám thất bại, dám thừa nhận mình sai

Các trader non kinh nghiệm thường hay mang tâm lý đổ lỗi, ngụy biện cho những sai lầm của mình. Khi họ thua thay vì tìm cách sửa sai thì họ thường tìm kiếm một lý do nào đó để biện hộ, nhằm vơi đi cảm giác mất mát hay tội lỗi. Nhưng để tiến bộ hơn và không làm xuất hiện những cảm xúc tiêu cực thì hành vi này cần phải tuyệt đối tránh. Sau hành vi đổ lỗi sẽ là cảm xúc cay cú và tâm lý muốn trả thù thị trường.

3. Đừng tập trung vào việc kiếm nhiều tiền

Hầu hết trader cho rằng họ giao dịch là vì kiếm nhiều tiền. Mục tiêu của họ chỉ là tiền và họ chỉ tập trung vào tiền trong tài khoản. Chính vì thế họ thường phá bỏ một quy tắc nào đó trong đầu mà họ tự hứa sẽ làm theo chỉ vì chạy theo những con số nhảy múa trong tài khoản.

Hãy cứ đam mê, đi đúng hướng và luôn giữ vững quy tắc giao dịch thì tiền sẽ tự ấp đến!

Khi quá tập trung vào tiền trong quá trình giao dịch thì trader sẽ dễ bị cảm xúc dẫn dắt. Hiện tượng vào lệnh liên tục để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào hoặc gồng lỗ hay chốt lãi non là một ví dụ của việc quá tập trụng vào tiền. Nếu tập trung vào xây dựng các quy tắc giao dịch và thực hiện đúng các quy tắc đó thì bạn sẽ thấy rằng trading sẽ trở nên nhàm chán chứ không bộn bề đủ các thể loại cảm xúc.

Nếu đích đến của trading là lợi nhuận (tiền) thì điểm xuất phát sẽ là quy tắc. Nếu bạn thắng một vài lần nhưng lại không biết cách lặp lại điều đó liên tục (theo quy tắc) thì nó không có nhiều ý nghĩa vì sớm muộn bạn cũng thua bởi cuộc chơi xác suất trong trading. Bằng cách đi theo những qui tắc nhất định đã đặt ra ngay từ đầu, nếu bạn thắng thì bạn sẽ biết cách lặp lại điều đó để đạt được mục tiêu cuối cùng.

4. Luôn hiểu rằng xây dựng kế hoạch và quản trị rủi ro là một phần tất yếu của trading

Lập kế hoạch giao dịch và thực hiện theo kế hoạch đó vừa giúp bạn giữ vững được quy tắc giao dịch vừa giúp bạn không bị hoảng loạn trước những kịch bản mà thị trường sẽ diễn ra. Từ đó mà sẽ loại bỏ được các cảm xúc tiêu cực trong suốt quá trình giao dịch. Khi các lệnh của bạn được quản trị rủi ro tốt (không phải gồng lỗ, nhồi lệnh hay chốt non) thì không có lý do gì khiến bạn phải quá lo lắng cho các lệnh của mình dù chúng có thể là một lệnh lỗ.

Có một lầm tưởng phổ biến của đa phần các trader cũng như các nhà đầu tư chứng khoán đó là xem điểm vào (điểm mua) là tất cả. Thực tế thì điểm vào chỉ là điều kiện cần của thành công và nó cũng không phải là yếu tố quyết định. Các yếu tố quan trọng khác như điểm cắt lỗ, điểm chốt lời, quản lý cảm xúc, và đặc biệt là tỷ lệ phân bổ vốn thì ít được sự quan tâm.

Trader cần phải xây dựng cho mình một bộ qui tắc về quản lý rủi ro và tuân thủ nó trước khi nghĩ đến thành công về lâu dài.

5. Chỉ giao dịch khi tâm trí bạn thoải mái

Điều cuối cùng dành cho các trader để giữ được tâm lý ổn định khi giao dịch đó chính là chỉ nên tham gia thị trường khi mà bạn thấy thực sự thoái mái, không bị áp lực tiền bạc hay sự căng thẳng, bực bội nào đó trong lòng. Thử tưởng tượng bạn sắp đến kỳ trả nợ ngân hàng hoặc cần gấp một số tiền để đi du lịch cùng gia đình và bắt buộc phải ép việc trading giải quyết điều này cho mình thì tâm lý của bạn sẽ như thế nào?.Khi đó tâm trí của bạn chỉ tập trung vào tiền và kiếm thật nhiều tiền. Vô cùng tồi tệ!

Wikidautu.com

Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 3 | Tổng điểm: 5]
wikidautu

Recent Posts

Chu kỳ luân chuyển vốn và các giai đoạn của nền kinh tế

Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…

12 tháng ago

Chứng khoán phái sinh Việt Nam

I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…

12 tháng ago

Các sàn giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam và các chỉ số chứng khoán

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…

1 năm ago

Tổng hợp những kiến thức về cổ tức

Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…

1 năm ago

Các loại lệnh và thời gian thanh toán trong giao dịch cổ phiếu

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…

1 năm ago

Đặc điểm của các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…

1 năm ago