Ảnh minh họa: Những nhà đầu tư F0
TTCK Việt Nam sau mỗi con sóng tăng mạnh thì lượng tài khoản mở mới luôn tăng vọt. Đó là vô số các nhà đầu tư chứng khoán thế hệ F0 – lần đầu tiên tham gia đầu tư trên thị trường. Những thế hệ mới này thường xuất hiện sau khi thị trường đã trải qua đợt tăng giá mạnh và hầu hết họ dễ trở thành nhà đầu tư phong trào để rồi bị đào thải khốc liệt. Bởi lẽ, thời điểm họ tham gia thị trường thường là vùng đỉnh trung – dài hạn của thị trường. Rất ít người có thể trụ lại thị trường và coi chứng khoán như niềm đam mê sau những đợt giảm giá mạnh sau đó.
Wikidautu xin chia sẻ một số lời khuyên cho các nhà đầu tư đang gặp khó khăn nhất là những nhà đầu tư mới gia nhập thị trường:
Nếu bạn chưa trang bị kiến thức mà đã quyết định đầu tư/ lướt sóng theo chỉ dẫn hay lời khuyến nghị của bạn bé, người thân hoặc môi giới thì hãy sẵn sàng cho những sự thua lỗ sắp tới. Hầu hết các nhà đầu tư mới đều hành động theo phong trào: mua bán theo đám đông, theo sự khuyến nghị của người khác mà chưa có kiến thực để tự đưa ra một kế hoạch đầu tư nghiêm túc.
Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, thua lỗ là điều gần như đương nhiên, đừng phàn nàn hay bi quan. Những người mới, ai cũng như bạn thôi, sớm hay muộn.
Vay mượn tiền để đầu tư chứng khoán là điều cấm kỵ, cực kỳ rủi ro, bởi lẽ thời điểm người mới tham gia thị trường thì giá cổ phiếu đã tăng rất nhiều. Ngoài rủi ro về giá mua, người mới còn chịu áp lực rất lớn là buộc phải thắng để trả nợ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và các quyết định, kế hoạch giao dịch.
Khi tham gia đầu tư chứng khoán, bất kể là người mới hay cũ, bạn chỉ nên dùng phần tiền nhàn rỗi, dư thừa để đầu tư thay vì gửi tiết kiệm hay đầu tư sang một kênh khác.
Đầu tư chứng khoán có thể giúp nhiều nhà đầu tư đổi đời theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trong giai đoạn bùng nổ, nhà đầu tư có thể kiếm được rất nhiều tiền, ngược lại khi suy thoái, chúng ta đã từng chứng kiến không ít người khánh kiệt tài sản của mình.
Lợi nhuận cao sẽ đi kèm với rủi ro lớn, vì vậy, nhà đầu tư mới phải học cách quản trị rủi ro, quản lý vốn thì mới tồn tại được trên thị trường. Tất cả các nhà đầu tư thua lỗ nặng nề đều xuất phát từ hành vi vô cùng tồi tệ: không cắt lỗ. Họ không hề có chút ý niệm gì về kế hoạch đầu tư chứ đừng nói gì tới kế hoạch quản lý vốn. Lãi thì chốt non, thua thì cố giữ cổ phiếu cho đến khi nào có lãi là điều tôi thường thấy ở các nhà đầu tư thất bại.
Vậy nên các nhà đầu tư hãy nhớ: luôn có kế hoạch cắt lỗ cho cổ phiếu mà mình đã mua, đừng để nó giảm quá sâu mới hối hận thì đã quá muộn.
Sự nghiêm túc thể hiện qua tư duy đầu tư của bạn. Hầu hết các nhà đầu tư mới đều rất tham lam, kỳ vọng lợi nhuận thiếu thực tế, thích rủi ro lớn ở các cổ phiếu đầu cơ mạnh. Bạn phải hiểu mình đang tham gia thị trường để đầu tư chứ không phải đi đánh bạc.
Sự nghiêm túc còn thể hiện qua việc bạn tâm huyết với kênh đầu tư này như thế nào: thời gian bạn dành cho nghiên cứu, trau dồi kiến thức; số vốn bạn đầu tư; kế hoạch đầu tư của bạn, cách quản lý vốn của bạn có trên giấy hay chỉ mơ hồ trong tâm trí.
Nhiều nhà đầu tư mới thường ảo tưởng sức mạnh, cho rằng có thể sẽ sớm đổi đời từ việc đầu tư trên TTCK. Tuy nhiên, họ rất nhanh vỡ mộng và lại dễ rời bỏ cuộc chơi hơn những nhà đầu tư kinh nghiệm. Để ra đời một nhà đầu tư chuyên nghiệp, TTCK phải đào thải và làm bài test với vô số các nhà đầu tư nghiệp dư và các nhà đầu tư mới. Quá trình này kéo dài nhiều năm trời tùy thuộc vào lòng đam mê, nhiệt huyết cùng tư duy của từng cá nhân nhà đầu tư.
Thực tế, rất nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm trên thị trường từ 5-10 năm trời nhưng vẫn chưa kiếm được nhiều tiền, thậm chí là thua lỗ.
Đòn bẩy tài chính là gì? Sử dụng đòn bẩy tài chính như nào cho hiệu quả?
Đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi mà hầu hết người mới đều nắm phải đằng lưỡi. Ngay cả những nhà đầu tư kinh nghiệm, họ cũng rất hạn chế với đòn bẩy. Đòn bẩy phù hợp với những nhà đầu cơ năng động và ưa rủi ro. Các nhà đầu tư mới cần phải biết lượng sức mình trước thiên hạ. Họ đang không chỉ đấu trí với chính bản thân mình mà còn phải chiến đấu với rất nhiều cái đầu thông minh khác ở chốn thương trường.
Một kịch bản rất quen thuộc với người mới đó là: khi thị trường giảm mạnh, xuống sâu thì họ bán tống bán tháo và ngược lại, khi thị trường tăng mạnh và đã đi quãng đường rất xa rồi thì họ dồn hết lực để mua. Một lượng lớn nhà đầu tư mới tham gia TTCK lúc đà tăng đang nóng, nếu kết hợp thêm đòn bẩy ở vùng đỉnh thì khi thị trường lao dốc, tài khoản của họ bốc hơi rất nhanh, quét sạch mọi thành quả có được trong cả tháng chỉ trong vài phiên.
Có thể bạn sẽ đúng một hai lần nào đó, nhưng khi đã quen với margin thì ngay cả khi thị trường downtrend bạn sẽ có khuynh hướng tiếp tục lạm dụng nó.
Việc đưa ra quyết định mua một cổ phiếu được nhà đầu tư mới thực hiện rất chóng vánh thậm chí không cần qua bất cứ khâu phân tích nào chứ đừng nói đến một kế hoạch giao dịch/đầu tư. Tuy nhiên, vì không có kế hoạch giao dịch nên điểm bán cổ phiếu đối với họ vô cùng khó tìm. Tất cả hoàn toàn dựa trên cảm tính, mà cảm tính thì không ai muốn thừa nhận mình sai. Nếu cổ phiếu đó giảm giá dẫn tới thua lỗ, quyết định cắt lỗ tại đâu và khi nào quả thực rất khó xác định. Sự trì hoãn này mục đích vẫn là bảo vệ cái tôi của nhà đầu tư, và vô tình làm khoản lỗ ngày càng lớn hơn. Và khi nó đã lớn hơn sức tưởng tượng của họ thì họ quyết định: “thôi cứ mặc kệ đấy, kiểu gì nó cũng lên lại ấy mà, đầu tư dài hạn luôn”. Đó là lý do tại sao những nhà đầu tư mới thường thua lỗ rất nặng nề.
Bạn sẽ là nhà đầu tư thất bại nếu chỉ xác định cho mình những nguyên tắc mua cổ phiếu mà không đề ra các nguyên tắc bán cổ phiếu.
Đây là sai lầm rất phổ biến ở các nhà đầu tư mới. Họ đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp qua giá cổ phiếu với tư duy mua cổ phiếu giá thấp thì sẽ mua được số lượng nhiều và dễ kiếm lời hơn so với việc mua một lượng ít cổ phiếu giá cao. Các nhà đầu tư mới có khuynh hướng mua cổ phiếu penny, cổ phiếu rác, “móc cống” và hiếm khi mua những cổ phiếu thị giá cao.
Cổ phiếu penny là loại cổ phiếu thị giá nhỏ, thường được phát hành bởi các công ty nhỏ, hiệu quả hoạt động thấp. Trên thực tế, cổ phiếu penny có rủi ro cao hơn rất nhiều những cổ phiếu có thị giá cao. Của rẻ thường là của ôi, các nhà đầu tư nên nhớ lấy điều đó.
Lời kết:
Trên đây Wikidautu đã chia sẻ 8 lời khuyên cho các nhà đầu tư F0 trên TTCK Việt Nam. Mong rằng bài viết sẽ làm thay đổi tư duy và gợi ra những ý tưởng đầu tư hiệu quả cho những nhà đầu tư mới đang và sẽ đầu tư trên thị trường này.
Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…
I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…
Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…
Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…
Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…
Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…