Margin là gì? Sử dụng Margin như nào cho hiệu quả?

1. Margin là gì?

Margin là thuật ngữ trong chứng khoán chỉ đòn bẩy tài chính hay giao dịch ký quỹ, là việc nhà đầu tư sử dụng khoản vay bằng tiền từ công ty chứng khoán (CTCK) để mua chứng khoán và thế chấp khoản vay bằng chính chứng khoán mà mình đã mua.

Margin chính là đòn bẩy tài chính giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận lên gấp bội so với việc chỉ sử dụng vốn tự có nếu cổ phiếu trong giai đoạn uptrend, tuy nhiên nó cũng làm tăng rủi ro lên bằng bấy nhiêu lần nếu cổ phiếu đi xuống. Margin giống như con dao hai lưỡi, gia tăng được lợi nhuận hay rủi ro là do năng lực người sử dụng nó. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn có hoặc không sử dụng margin khi giao dịch.

2. Nhà đầu tư được phép sử dụng đòn bẩy tối đa ở mức nào?

Tùy từng chính sách quản trị rủi ro ở các CTCK áp dụng với từng cổ phiếu mà nhà đầu tư có quyến sử dụng margin ở các mức khác nhau. Đó cũng là một phần lý do tại sao nhiều khách hàng lựa chọn mở tài khoản tại nhiều CTCK. Các nhà đầu tư ưa lướt sóng với tỷ lệ đòn bẩy cao thường lựa chọn các CTCK cho sử dụng margin với tỷ lệ lớn và với danh mục chứng khoán áp dụng đa dạng. Tỷ lệ đòn bẩy có thể được CTCK thay đổi qua các kỳ điều chỉnh, đánh giá lại rủi ro đối với các cổ phiếu thông qua kết quả kinh doanh, thanh khoản, mức độ rủi ro của cổ phiếu đó.

Theo quy định của Ủy ban chứng khoán nhà nước, CTCK chỉ cho phép nhà đầu tư vay với tỉ lệ tối đa 50%, tức là đòn bẩy tối đa 2 lần (1:2) đối với một cổ phiếu nhất định. Đòn bẩy 1:2 sẽ được áp dụng với những cổ phiếu tốt nhất trên thị trường tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, lâu nay nhiều CTCK có thể lách luật cho phép nhà đầu tư sử dụng tỉ lệ đòn bẩy cao hơn như 1:3, thậm chí 1:5 đối với những cổ phiếu mà CTCK cho rằng có thể kiểm soát được rủi ro. Các ví dụ về margin:

Ví dụ 1: Nhà đầu tư A đang có tổng cộng tài sản là 100 triệu tiền mặt, thì anh A có thể được CTCK cho vay tối đa thêm 100 triệu nữa để mua cổ phiếu. Số tiền được phép vay thêm tùy thuộc vào tỷ lệ cho vay đối với các cổ phiếu trong danh mục được phép áp dụng margin của CTCK đó. Danh mục này sẽ được CTCK update và gửi tới khách hàng thường xuyên.

Ví dụ 2: Nhà đầu tư B đang có tổng cộng tài sản là 100 triệu bao gồm cả cổ phiếu và tiền mặt, nhưng chưa sử dụng margin. Khi muốn sử dụng margin thì B phải chuyển tất cả tiền và cổ phiếu sang tiểu khoản cho phép dùng margin. Lúc này B sẽ được CTCK cho vay với tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ ký quỹ được áp dụng với các cổ phiếu B đang sở hữu theo danh mục áp dụng cho vay của CTCK đó. Phân tiền mặt còn dư tại thời điểm đó, B được phép vay thêm tối đa mức CTCK cho vay như ví dụ 1.

3. Tỷ lệ margin toàn thị trường thay đổi như thế nào?

Thông thường, nhà đầu tư sẽ sử dụng nhiều margin khi thị trường đang trên đà uptrend mạnh và đạt đỉnh margin khi thị trường lên vùng đỉnh. Ngược lại, khi thị trường điều chỉnh giảm kéo dài thì nhà đầu tư ít mặn mà với margin.

4. Các mức cảnh báo nhà đầu tư cần lưu ý khi sử dụng margin

Các mức này được ghi rõ trong mục quản lý danh mục tài sản của nhà đầu tư tại CTCK.

– Margin call: là mức tỷ lệ ký quỹ margin tối thiểu CTCK yêu cầu, thông thường là 40%.

Khi giá trị tài sản ròng bị giảm đạt mới mức margin call 40%, CTCK sẽ yêu cầu nhà đầu tư thực hiện việc bổ sung thêm tài sản đảm bảo là tiền. Nếu nhà đầu tư không bổ sung thêm tiền vào tài khoản thì sẽ phải bán bớt cổ phiếu ra để giảm tiền vay, đưa tỉ lệ đòn bảy về đúng quy định của CTCK.

Số tiền ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.

Khi ngưỡng margin call xảy ra, CTCK sẽ thông báo cho khách hàng nộp tiền bổ sung hoặc bán bớt cổ phiếu ra.

– Force sell: là ngưỡng cảnh báo cuối cùng, nếu nhà đầu tư không nộp tiền bổ sung hoặc bán bớt cổ phiếu, CTCK sẽ tự động bán bớt chứng khoán trong tài khoản bạn để đưa về dưới tỷ lệ margin call.

Ngưỡng Force Sell thông thường là 30%. Dưới tỷ lệ này, CTCK sẽ kích hoạt lệnh bán tự động (thông thường sẽ đặt giá bán sàn) trong phiên giao dịch kế tiếp.

5. Có nên sử dụng margin không? Sử dụng margin như nào cho hiệu quả?

– Có nên sử dụng margin không?

Việc sử dụng margin hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro của mỗi nhà đầu tư. Những nhà đầu cơ lướt sóng có khẩu vị rủi ro khá “mặn” nên có khuynh hướng lạm dụng margin. Margin có thể thổi phồng lợi nhuận nên nó giống như một chất gây nghiện, nhưng nghiện quá thì sẽ có những tác hại ghê gớm.

Với các nhà đầu tư mới, wikidautu khuyến nghị không nên sử dụng margin trong bất cứ hoàn cảnh thị trường nào. Đối với các nhà đầu tư trải qua kinh nghiệm 3-5 năm thì có thể thử một chút gia vị margin nhưng ở mức nhỏ, không lạm dụng. Khi đã sử dụng margin, nhà đầu tư cần quản lý vốn và rủi ro chặt chẽ để tránh các khoản lỗ bị thổi phồng quá mức.

Margin chỉ thực sự phù hợp cho những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

– Sử dụng margin như nào cho hiệu quả?

  • Nhà đầu tư chỉ nên sử dụng margin khi thị trường đang trong giai đoạn uptrend và chưa có dấu hiệu tạo đỉnh.
  • Sử dung margin trong các giao dịch ngắn và trung hạn, tuyệt đối không dùng margin cho danh mục đầu tư dài hạn.
  • Chỉ nên dùng margin ở các cổ phiếu thanh khoản tốt, cơ bản tốt, cổ phiếu đầu ngành, cổ phiếu dẫn dắt thị trường, không sử dụng margin với các cổ phiếu có tính đầu cơ quá cao, cổ phiếu có sự thao túng.

6. Lời kết

Margin luôn là con dao hai lưỡi trong đầu tư chứng khoán. Margin có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng chỉ với số vốn nhỏ khi cổ phiếu tăng giá nhưng cũng vì margin mà tài khoản của họ có thể bị bốc hơi nghiêm trọng. Do vậy, nhà đầu tư khi lựa chọn công cụ này cần tính toán kỹ về thời điểm sử dụng cũng như phân tích kỹ càng để lựa chọn được cổ phiếu ít rủi ro nhất. Đối với các nhà đầu tư ít kinh nghiệm và các nhà đầu tư dài hạn, margin nên là thứ bỏ đi nếu bạn muốn khoản đầu tư của mình được đảm bảo và bạn tồn tại lâu dài trên thị trường.

Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 3 | Tổng điểm: 5]
wikidautu

Recent Posts

Chu kỳ luân chuyển vốn và các giai đoạn của nền kinh tế

Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…

1 năm ago

Chứng khoán phái sinh Việt Nam

I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…

1 năm ago

Các sàn giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam và các chỉ số chứng khoán

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…

2 năm ago

Tổng hợp những kiến thức về cổ tức

Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…

2 năm ago

Các loại lệnh và thời gian thanh toán trong giao dịch cổ phiếu

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…

2 năm ago

Đặc điểm của các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…

2 năm ago