Breakout là một sự phá vỡ về giá khỏi một mô hình giá, một ngưỡng hỗ trợ/kháng cự nào đó.
Giao dịch theo phương pháp breakout là việc vào lệnh thuận theo hướng mà giá vừa phá vỡ.
- Giao dịch breakout được các trend trader sử dụng như một bảo bối giúp họ có thể nương theo tất cả các con sóng trên thị trường.
– Giao dịch breakout cho tỷ lệ reward/risk rất tốt và hầu như ít rủi ro.
– Nến breakout chỉ được xác nhận khi đã đóng nến.
– Vùng giá mà nó phá vỡ phải đặc biệt như: hoàn thành một mô hình giá/mô hình nến; tại ngưỡng hỗ trợ/kháng cự quan trọng.
– Nến breakout phải tương đối đầy đặn nhưng không quá lớn (trader cần phải dùng kinh nghiệm đánh giá).
– Khối lượng giao dịch của nến breakout phải lớn (lớn hơn >20% KLGD của nến trước đó)
Nhiều nhà giao dịch nhìn thấy giá vừa vượt qua vùng đặc biệt và cho rằng giá đã breakout. Tuy nhiên, giá hoàn toàn có thể đảo chiều và tạo nên nến breakout giả khi đóng nến.
– Breakout thuận xu hướng (tiếp diễn xu hướng) bao giờ cũng ít rủi ro và cho bạn một tỷ lệ reward/risk rất tốt.
– Nến breakout tốt phải có thân tương đối đầy đặn và không quá lớn. Mức độ lớn của thân nến (Spread) được đánh giá dựa trên tương quan của các nến trước đó. Thân nến quá lớn có thể dẫn tới một sự kiệt sức ngay sau đó, tỷ lệ reward/risk sẽ không còn hấp dẫn. Nếu bạn gặp nến breakout có thân quá lớn thì tốt nhất nên bỏ qua setup này.
Vào lệnh ngay khi nến breakout kết thúc hay chờ pullback mới vào lệnh? Đây là vấn đề được rất nhiều nhà giao dịch quan tâm. Có 3 cách vào lệnh phổ biến đối với các nhà giao dịch theo phương pháp breakout:
– Các nhà giao dịch breakout chấp nhận rủi ro cao (hoặc hiểu sai bản chất của breakout) thường vào lệnh khi thấy giá vừa vượt qua vùng đặc biệt (chưa đóng nến). Vì chấp nhận rủi ro cao họ có thể phải hứng chịu một cú breakout giả để có thể “ăn tận gốc” nếu breakout là “xịn”.
– Các nhà giao dịch breakout theo cách tiếp cận nhanh sẽ vào lệnh ngay khi đóng nến breakout. Với cách vào lệnh này họ sẽ không bao giờ bỏ lỡ được “kèo thơm” này. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống thì điểm vào lệnh của họ thực sự tệ hơn nhiều so với các trader tiếp cận theo cách thận trọng.
– Các nhà giao dịch breakout theo cách tiếp cận thận trọng sẽ vào lệnh tại vùng giá pullback (giá retest vùng vừa breakout. Theo cách vào lệnh này thì điểm vào lệnh của trader là tối ưu với reward/risk là cao nhất, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì họ lại bỏ lỡ một setup tuyệt vời khi giá chạy một mạch mà không hề có cú pullback như chờ đợi.
Vậy trader nên vào lệnh tại đâu khi mà không phải lúc nào giá cũng có pullback để cho chúng ta điểm mua tối ưu? Cần phải nhớ rằng pullback sẽ không xuất hiện khi sức mạnh xu hướng là lớn. Trên luận điểm này, Wikidautu chia sẻ thêm cho các bạn một số trường hợp mà giá hầu như không quay lại để tạo pullback:
– Xu hướng hiện tại đang mạnh, phần lớn thời gian giá di chuyển về một phía (trên hoặc dưới) đường MA10, khi đó pullback sẽ rất yếu hoặc không xuất hiện sau nến breakout.
– Nến breakout kèm theo mở gap (nhưng không phải xuất hiện ở cuối một xu hướng)
– Nến breakout làm dải Bolinger bands bắt đầu mở ra
– Nến breakout phá vỡ một nền giá phẳng (hộp Darvas). Đây là một đoạn giá tích lũy trong một range hẹp, và thông thường range này sẽ càng thu hẹp hơn khi càng về điểm cuối.
Hy vọng, bài chia sẻ này sẽ giúp các bạn có được cái nhìn đúng đắn về breakout và cách giao dịch sao cho hiệu quả nhất với phương pháp này.
Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…
I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…
Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…
Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…
Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…
Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…