Vùng hỗ trợ/kháng cự là một phần không thể thiếu để bạn có thể đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả. Có nhiều cách để xác định vùng hỗ trợ/kháng cự như dùng đường xu hướng, chỉ báo Fibonacci, đường Pivot, các đường MA hoặc có thể là bằng một cây pin bar đặc biệt nào đó.
Trong phạm vi bài viết này wikidautu chia sẻ cách xác định hỗ trợ/kháng cự bằng các đường xu hướng. Đây là cách phổ biến, dễ áp dụng và có độ chính xác rất cao, không thể thiếu với mọi nhà giao dịch theo xu hướng và price action.
Một đường xu hướng (trendline) được hình thành từ việc nối 2 đáy hoặc 2 đỉnh của giá trong một xu hướng. Chúng có thể là một đường chéo hoặc một đường năm ngang. Về lý thuyết, trendline chỉ hợp lệ (được xác nhận) khi chúng được tạo nên bới 3 điểm, nhưng một trader kinh nghiệm chỉ cần 2 là đủ. Vấn đề mấu chốt nằm là độ tin cậy của điểm đáy/đỉnh thứ 2. Tuy nhiên, với các trader còn non kinh nghiệm thì chúng ta nên chờ đợi một trendline trễ hơn khi nó đi qua 3 điểm.
Việc vẽ trendline được thực hiện bằng cách nối các điểm đáy của xu hướng (swing low) lại với nhau tạo thành đường hỗ trợ hoặc nối các đỉnh của xu hướng (swing high) tạo thành đường kháng cự.
Để vẽ trendline một cách chính xác, trader cần vẽ theo một cách nhất quán nhưng cần dựa nhiều vào kinh nghiệm trong từng tình huống, ở từng thị trường đặc thù. Hầu hết các trader vẽ còn ngẫu hứng, chưa biết sử dụng mức giá high/low hay mức giá đóng cửa (close) dẫn đến độ chuẩn xác chưa cao. Chỉ cần vẽ lệch một ly, bản chất xu hướng có thể thay đổi một dặm.
Dưới đây là các nguyên tắc để vẽ một trendline có độ chuẩn xác cao:
– Nguyên tắc số 1: Vẽ trendline trên biểu đồ nến Nhật hoặc Bar chart, không vẽ trên biểu đồ dạng đường.
– Nguyên tắc số 2: Xác định cấu trúc thị trường ở khung thời gian giảm dần từ lớn xuống bé, vì vậy bạn phải vẽ các trendline ở khung lớn trước rồi chuyển dần xuống các khung bé.
– Nguyên tắc số 3: Xác định mức giá mà trendline đi qua:
– Nguyên tắc số 4: Sau điểm xuất phát, đường xu hướng có thể xê dịch linh hoạt một chút theo kinh nghiệm của người vẽ sao cho giá phản ứng khi chạm đường này nhiều nhất có thể. Việc điều chỉnh này có ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định chính xác các hỗ trợ, kháng cự tiếp theo.
Đây là lỗi hay gặp phổ biến nhất khi các trader vẽ đường trendline. Nó giống như bạn ngắm súng để bắn vậy: sai một ly, đi một dặm. Như ví dụ bên dưới, nếu trader non kinh nghiệm, không thực hiện điều chỉnh lại trendline sau điểm số 4 thì họ sẽ không xác định chính xác được điểm hỗ trợ 5 và cả 6 (nếu có).
– Đường hỗ trợ sau khi bị giá phá vỡ (breakdown) sẽ chuyển thành đường kháng cự và ngược lại đường kháng cự sau khi bị phá vỡ (breakout) sẽ chuyển thành đường hỗ trợ của giá trong tương lai.
– Đường xu hướng có góc (hướng lên hoặc xuống) càng lớn thể hiện xu hướng đang rất mạnh, nhưng độ tin cậy của nó càng thấp và rất dễ bị phá vỡ. Do vậy trader không nên mua đuổi hay bán đuổi khi trendline đang quá dốc.
– Đường xu hướng mẹ (ở khung thời gian lớn) có độ tin cậy cao hơn và ảnh hưởng tới các đường xu hướng con (ở các khung thời gian thập hơn)
– Đường xu hướng càng qua nhiều điểm thì mức độ tôn trọng của giá càng giảm dần. Giá luôn có khuynh hướng phản ứng mạnh ở những lần chạm đầu tiên vào đường trendline, yết ớt dần ở các lần sau và có thể dẫn tới sự xuyên thủng qua đường này.
Trong giao dịch Forex, đường xu hướng có thể qua 6-7 điểm swinh high (hoặc swing low) nhưng ở thị trường chứng khoán, từ sau điểm số 4, đường xu hướng rất dễ bị phá vỡ.
Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…
I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…
Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…
Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…
Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…
Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…