Trading không chỉ là cuộc chơi giữa trader và thị trường mà còn là cuộc chiến nội tâm bên trong trader. Đối với các trader ít kinh nghiệm, trước một quyết định trading, họ luôn bị do dự hoặc thôi thúc bởi rất nhiều suy nghĩ như: “Sợ rằng giá sẽ đảo chiều, có lẽ mình nên chốt non”, “Đây có vẻ như là một setup ngon nhưng mình đã thua 4 lệnh liên tiếp rồi, có khi sẽ thua tiếp, có lẽ nên đứng ngoài”, “Giá đã tăng mạnh đúng như mình nghĩ từ trước, nếu không vào lệnh mình sẽ lỡ tàu cú này!”…
Sự thiếu quyết đoán này được tạo nên bởi sự mâu thuẩn giữa giữa lý trí và cảm xúc.
Lý trí dựa trên logic của việc bạn phân tích biểu đồ, chọn phương pháp giao dịch, quản trị rủi ro, xây dựng và thực hiện kế hoạch. Tất cả đều là những hành động lý trí. Trong trading hay đầu tư thì những người lý trí sẽ có lợi thế hơn hẳn những người hay bị cảm xúc chi phối. Khi dùng lý trí để gao dịch, việc giữ kỷ luật và tuân thủ kế hoạch sẽ được thực hiện một cách dễ dàng. Thế nhưng, ngoại trừ robot, cảm xúc luôn tồn tại trong mọi người dù ít hay nhiều. Không ai có thể loại bỏ hoàn toàn được cảm xúc trong giao dịch.
Không giống như lý trí, cảm xúc là thứ không có đúng hay là sai. Nó không có tội. Cảm xúc là cách bạn phản ứng trước một sự việc nào đó. Tham lam, sợ hãi, hoãng loạn, sung sướng, hạnh phúc, tự tin, tự ti, tức giận, hưng phấn, chán nãn là những cảm xúc thường xuyên xuất hiện đối với tất cả các trader.
Chúng ta thường hay nghe các trader nói rằng “Nếu không tham lam, biết điểm dừng thì có thể kiếm được lợi nhuận ổn định”, hoặc “Nếu đạt chỉ tiêu một ngày rồi thì nên dừng lại” hoặc “Tâm lý là yếu tố quyết định thành công trong giao dịch”.
Thế nhưng, từ “Nếu” trong giả định đến thực tế là một khoảng cách xa vô cùng, tạo nên sự thất bại của hơn 90% trader trên thị trường.
Với rất nhiều trader, họ cho rằng cảm xúc là cái đáng vứt bỏ bởi nó là tội đồ gây ra những thua lỗ ngớ ngẩn.
Vậy tâm lý, cảm xúc có thực sự là yếu tố quyết định thành công trong giao dịch?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta nên trả lời 2 câu hỏi này trước:
1. Có phải tất cả các cảm xúc đều có hại cho trading?
2. Điều gì gây ra những cảm xúc tiêu cực cho trading?
Chúng ta bắt đầu đi tìm câu trả lời!
– Cảm xúc tích cực: hạnh phúc, tự tin
– Cảm xúc tiêu cực: Sung sướng, hưng phấn, tham lam, sợ hãi, hoảng loạn, tự ti, tức giận, chán nản.
Phân chia như vậy để chúng ta thấy rằng hầu hết các cảm xúc là tiêu cực cho trading và chúng rất đáng để loại bỏ trong quá trình giao dịch, nhưng cũng có một số cảm xúc như chất xúc tác khiến việc trading của bạn thêm hiệu quả. Hạnh phúc, tự tin đều là động lực tích cực giúp trader yêu nghề và khiến việc trading trở nên dễ chịu, nhất quán. Ngược lại, các cảm xúc như sung sướng, hưng phấn, tham lam, sợ hãi, hoảng loạn, tự ti, tức giận, chán nản đều gây nên những hệ lụy tiêu cực cho hàng loạt lệnh của trader.
Dù tâm lý của bạn có là sắt đá thì khi áp dụng một phương pháp, hệ thống giao dịch có tần suất vào lệnh lớn hoặc chất lượng chiến lược không tốt vẫn khiến bạn vấp phải vô số rắc rối về tâm lý: sốt sắng, hưng phấn quá đà, lo sợ, tức giận, chán nản vì thua lỗ… Vẫn biết tâm lý giao dịch chi phối kết quả nhưng phương pháp giao dịch lại chi phối và quyết định tâm lý của bạn.
Nếu bạn có một phương pháp, hệ thống giao dịch ổn định và đủ tốt thì mọi thứ sẽ được vận hành trơn tru, giao dịch là một việc nhàm chán, tâm lý hạnh phúc, tự tin sẽ luôn thường trực trong bạn. Những cảm xúc tồi tệ làm gì có chỗ chứa trong lòng bạn. Tuyệt nhiên không!
Như vậy, tâm lý chi phối kết quả giao dịch nhưng phương pháp mới là cái quyết định nên tâm lý của trader.
Trên luận điểm này, Wikidautu cho rằng, khi trader đã có một phương pháp giao dịch TỐT THỰC SỰ (không phải là tốt theo cảm nhận) thì các cảm xúc tiêu cực trong giao dịch sẽ bị triệt tiêu nhường chỗ cho cảm xúc tích cực. Điều đó đồng nghĩa với việc Phương pháp gián tiếp và trực tiếp tạo nên thành công trong giao dịch/đầu tư. Tâm lý được sinh ra bởi phương pháp, chi phối kết quả giao dịch chứ nó không sinh ra phương pháp và cũng không quyết định kết quả giao dịch. Tâm lý cũng không phải là cái mà chúng ta có thể “học” hay “bắt chước”, nó là kết quả hoàn toàn tự nhiên của hành vi (phương pháp giao dịch) của bạn.
Và do vậy, những người mới, ít kinh nghiệm thường xuyên nảy sinh rất nhiều những cảm xúc tiêu cực trong quá trình giao dịch cũng bởi phương pháp chưa hoàn thiện của họ (đang trong quá trình trải nghiệm).
Wikidautu.com
Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…
I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…
Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…
Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…
Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…
Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…