Hướng dẫn cách phân tích biểu đồ chứng khoán trực tuyến

Trong thời đại công nghệ hiên nay, khi phân tích kỹ thuật (PTKT) trên thị trường tài chính, nhà đầu tư được hỗ trợ nhiều công cụ, ứng dụng phân tích rất hiệu quả, tiện ích. Khi giao dịch Forex, nhà giao dịch còn có thể PTKT ngay trên phần mềm đặt lệnh với bộ công cụ gần như hoàn chỉnh. Trong khi đó, chứng khoán không phải là thị trường giao dịch liên thông toàn cầu nên việc PTKT còn dựa vào các nền tảng phân tích khác nhau.

Trong vòng 5 – 10 năm trở về trước, khi chưa có nền tảng PTKT TradingView thì hai phần mềm PTKT chứng khoán được sử dụng phổ biến ở Việt Nam là Amibroker và Metastock. Hiện nay, khuynh hướng các nhà phân tích đang chuyển sang nền tảng Tradingview để tiết kiệm chi phí và thời gian. Amibroker và Metastock không phải là hai phần mềm miễn phí mà bạn phải mất tiền mua dữ liệu hoặc phải update dữ liệu hàng ngày bằng tay. Hai phần mềm này nhìn chung khá phức tạp khi sử dụng đối với người mới.

Hiện nay hầu hết các công ty chứng khoán đều cung cấp nền tảng PTKT TradingView trên thời gian thực (real time) tích hợp ngay trên website để nhà giao dịch có thể sử dụng tiện lợi mà không phải mất thời gian cài đặt rối rắm. Nền tảng này có giao diện tùy chỉnh bắt mắt, ưa nhìn, dễ sử dụng với nhiều tiện ích tuyệt vời cho một nhà PTKT.

Trong phạm vi bài viết này, tôi chia sẻ cách phân tích biểu đồ (nến Nhật) chứng khoán trực tuyến trên nền tảng TradingView. Các bạn có thể xem và phân tích biểu đồ tại: https://plus24.mbs.com.vn/apps/StockBoard/MBS/ptkt.html?id=

Dưới đây là giao diện tổng quát của biểu đồ nến Nhật một cổ phiếu kèm theo hướng dẫn sử dụng các công cụ PTKT:

1 – Khu vực nhập mã cổ phiếu cần phân tích, trên đồ thị là biểu đồ giá của cổ phiếu VCB.

2 – Khung thời gian cần phân tích, tại đây nhà đầu tư có thể chọn khung từ 1 phút đến 1 tháng.

3 – Chọn loại biểu đồ. Có 7 loại biểu đồ nhưng chúng ta sẽ sử dụng biểu đồ phổ biến nhất là biểu đồ nến Nhật như hình.

4 – So sánh biểu đồ cổ phiếu hiện tại với một cổ phiếu khác bằng cách nhập mã chứng khoán cần so sánh.

5 – Các chỉ báo PTKT. Có khá nhiều chỉ báo cho các nhà phân tích lựa chọn, tuy nhiên, nhà phân tích không nên lạm dụng chỉ báo để rồi đính đủ thứ lên chart. Không nên sử dụng quá 4 chỉ báo trên biểu đồ!

6 – Lưu mẫu biểu đồ. Công cụ này có tác dụng lưu lại toàn bộ các cài đặt giao diện, các bộ chỉ báo vào một mẫu có sẵn để khi áp dụng với cổ phiếu khác.

7 – Công cụ undo (quay lại một bước) và redo (tiến lên bước trước) như trong Microsoft office.

8 – Công cụ lưu lại biểu đồ, giúp lưu lại toàn bộ biểu đồ để sử dụng cho các lần sau.

9 – Cài đặt biểu đồ, giúp nhà phân tích thiết lập lại giao diện biểu đồ phân tích.

10 – Chuyển sang chế xem toàn màn hình

11 – Chụp ảnh màn hình

12 – Thông tin cơ bản gồm: tên cổ phiếu, khi bạn trỏ chuột vào cây nến nào đó sẽ hiển thị: giá mở cửa (O), giá cao nhất (H), giá thấp nhất (L), giá đóng cửa (C), mức độ tăng giảm theo giá trị tuyệt đối và tương đối của cây nến đó.

13 – Khu vực tập hợp tất cả những chỉ báo, công cụ, khối lượng giao dịch được đính lên biểu đồ giá. Tại mỗi đề mục có 3 tùy chọn: ẩn đi; cài đặt lại; xóa đi.

14 – Thanh công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật, bao gồm:

A – Công cụ vẽ xu hướng, bao gồm kẻ các đường xu hướng, kênh xu hướng, góc xu hướng, các tia…

B – Các công cụ vẽ mô hình, bao gồm nhiều mô hình tùy chọn, tuy nhiên chỉ nên sử dụng 1 đến 2 mô hình thôi các bạn nhé, đừng lạm dụng để rồi phản tác dụng.

C – Các công cụ vẽ khác dùng để đánh dầu, khoanh vùng cần lưu ý trên biểu đồ.

D – Công cụ gõ văn bản ghi chú, bình luận, dán nhãn…

E – Công cụ vẽ các mẫu hình phân tích.

F – Công cụ đo khoảng giá, phạm vi giá và các công cụ mô phỏng dự đoán khác.

G – Chèn các biểu tượng đặc biệt lên biểu đồ

H – Công cụ đo lường số nến, thời gian và mức tăng giảm của giá

I – Phóng to, thu nhỏ một vùng giá xác định được chọn

Trên đây là các hướng dẫn cơ bản để một nhà đầu tư mới hoàn toàn có thể sử dụng tự tin và tự mày mò PTKT các cổ phiếu trên đang niêm yết trên TTCK Việt Nam. Các bài PTKT chuyên sâu hơn sẽ được wikidautu giới thiệu ở các bài viết sau.

Chúc các nhà đầu tư gặt hái được nhiều thành công trong việc đầu tư của mình qua việc áp dụng phương pháp PTKT!

Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 4 | Tổng điểm: 5]
wikidautu

Recent Posts

Chu kỳ luân chuyển vốn và các giai đoạn của nền kinh tế

Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…

1 năm ago

Chứng khoán phái sinh Việt Nam

I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…

1 năm ago

Các sàn giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam và các chỉ số chứng khoán

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…

2 năm ago

Tổng hợp những kiến thức về cổ tức

Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…

2 năm ago

Các loại lệnh và thời gian thanh toán trong giao dịch cổ phiếu

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…

2 năm ago

Đặc điểm của các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…

2 năm ago