Chiến lược giao dịch hiệu quả với Pin bar

Pin bar là những cây nến có thân nến nhỏ, bóng nến dài và lệch hẳn về một đầu. Thực chất pin bar là một nến Hammer hoặc Inverted Hammer.

Pin bar hình thành trên biểu đồ có thể tạo cho các trader những setup tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải lúc nào pin bar xuất hiện cùng đều cho ta những “kèo thơm” thực sự. Sử dụng pin bar như một chiến lược vào lệnh cần có nhiều kinh nghiệm và sự linh hoạt. Trong phạm vi bài viết này, Wikidautu chia sẽ một số mẹo giao dịch với pin bar hiệu quả.

A – Khi nào một Pin bar thực sự có giá trị?

Pin bar xuất hiện với tần xuất khá đều đặn trên biểu đồ ở mọi khung thời gian, ở những vị trí và thời khắc nhiều khi “vô thưởng vô phạt”. Việc lọc ra những pin bar mang nhiều ý nghĩa để giao dịch là yếu tố then chốt cho sự thành công của trader.

Vậy Pin bar có thể cho ta “kèo thơm” xuất hiện ở đâu và khi nào?

1. Pin bar xuất hiện ở vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng

Vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng (mạnh) luôn xuất hiện những lực cung cầu mạnh, tập trung nhiều sự góp mặt của các trader, nhất là các cá mập. Pin bar xuất hiện ở vùng này kèm khối lượng lớn luôn là một setup đầy giá trị và có khả năng rất cao đánh dấu sự đảo chiều của giá.

Các trader thông minh luôn săn đón những pin bar này sau khi định vị được vùng “cấm địa” mà các trader sẽ hoạt động mạnh.

2. Pin bar xuất hiện ở các đỉnh/đáy tuyệt đối

Đỉnh/đáy tuyệt đối là những mức giá mà đã từ khá lâu rồi giá chưa quay lại retest hoặc chưa bao giờ đạt được. Pin bar xuất hiện ở các mức giá này có thể là một tín hiệu cho sự đảo chiều. Giao dịch ngược xu hướng thường rủi ro, pin bar chỉ là một tín hiệu đảo chiều, nếu thận trọng, trader có thể chờ nến xác nhận rồi mới vào lệnh.

3. Pin bar xuất hiện trong những giờ cao điểm (áp dụng trong forex)

Trong thị trường forex, các nhà giao dịch (nhất là các bank trader) hoạt động mạnh ở phiên Âu và Mỹ, đặc biệt là thời điểm giao giữa 2 phiên giao dịch này. Ngược lại, phiên Á chỉ là xuất hiện những pin bar ít giá trị tạo ra bởi sự giằng co nhẹ nhàng của các giao dịch nhỏ lẻ. Do đó, pin bar trong phiên Á không phải là những setup có tiềm năng.

Những pin bar được tạo ra thời điểm này thường rơi vào những vùng giá ít biến động, kích thước (spread) pin bar nhỏ. Ngược lại, những pin bar được tạo ở phiên cao điểm thường có kích thước lớn và là nến có giá trị cao.

B – Những lưu ý khi sử dụng pin bar

1. Pin bar được hình thành sau những đợt giá di chuyển lớn thường sẽ dẫn tới một nhịp pullback hơn là đảo chiều xu hướng.

Những pin bar hình thành ngay sau một đợt giá di chuyển mạnh thường là những pin bar không tạo nên setup có lợi nhuận tốt. Chúng không phải là một tín hiệu đảo chiều mà chỉ là những đợt chốt lời tạo nên những nhịp pullback.

Tất nhiên, đôi khi bạn có thể sẽ bắt gặp những cú đảo chiều thật sự với trường hợp này nhưng điều đó là không nhiều và bạn cần chờ đợi một nến xác nhận mới có thể vào lệnh an toàn hơn. Đa phần chúng chỉ là những đợt điều chỉnh rất nhỏ không đáng để bạn đặt cược.

2. Giao dịch với những pin bar hình thành thuận với xu hướng hiện tại có độ tin cậy cao hơn

Xu hướng luôn là bạn của bạn, bất chấp vật cản gì giữa đường đi. Điều đó có nghĩa là những pin bar xuất hiện thuận với xu hướng hiện tại luôn có độ tín nhiệm cao hơn. Pin bar xuất hiện ở nhịp pull back thường được các trader giao dịch theo xu hướng săn đón.

Nhưng điều này cũng không đống nghĩa với việc pin bar xuất hiện ngược với xu hướng thì không nên giao dịch. Nếu pin bar này xuất hiện ở vùng giá nhạy cảm (hỗ trợ/kháng cự) kèm theo sau nó là một nến xác nhận thì đó vẫn là một setup tuyệt với cho các nhà giao dịch đảo chiều xu hướng.​

3. Chỉ giao dịch khi rỷ lệ Reward/risk đủ hấp dẫn

Tỷ lệ reward/risk kỳ vọng khi giao dịch với pin bar luôn phải lớn hơn 2. Nhiều pin bar có kích thước (spread) quá lớn hoặc xuất hiện ở vùng giá nhạy cảm khiến tỷ lệ này của bạn giảm đi rất nhiều. Nếu bạn cảm thấy không đạt yêu cầu, tốt nhất nên bỏ qua những pin bar không đạt tiêu chí này.

Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 5 | Tổng điểm: 4.8]
wikidautu

Recent Posts

Chu kỳ luân chuyển vốn và các giai đoạn của nền kinh tế

Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…

1 năm ago

Chứng khoán phái sinh Việt Nam

I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…

2 năm ago

Các sàn giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam và các chỉ số chứng khoán

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…

2 năm ago

Tổng hợp những kiến thức về cổ tức

Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…

2 năm ago

Các loại lệnh và thời gian thanh toán trong giao dịch cổ phiếu

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…

2 năm ago

Đặc điểm của các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…

2 năm ago