Categories: Phân tích cơ bản

Các yếu tố nền tảng quan trọng của doanh nghiệp (Phần 3)

YẾU TỐ SỐ 2: THỜI GIAN NIÊM YẾT VÀ TỐC ĐỘ TĂNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Đây là hai vấn đề rất rất quan trọng khi xem xét profile của doanh nghiệp. Chúng nên là tiêu chí mạnh trong quyết định đầu tư của chúng ta. Thời gian niêm yết và tốc độ tăng vốn cho chúng ta biết nhiều thông tin về vấn đề sâu sắc thuộc về nội tại doanh nghiệp hơn là những con số hoành tráng. Cần nhiều kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế để nhận biết tiềm năng cổ phiếu chỉ qua hai thông tin này.

1. Thời gian niêm yết cổ phiếu

Thời gian niêm yết cổ phiếu lên sàn như là thước đo độ tín nhiệm của cổ phiếu, cũng là thời gian thử thách nhất về giá của một cổ phiếu niêm yết.

Thời gian niêm yết có 2 vấn đề mà nhà đâu tư cơ bản cần lưu ý:

– Thời gian niêm yết kể từ sau khi thành lập

– Thời gian niêm yết cho tới thời điểm hiện tại

Đối với các doanh nghiệp tư nhân mời thành lập và phát triển một thời gian ngắn (dưới 5 năm) đã sốt sắng niêm yết cổ phiếu lên sàn thì hãy cẩn trọng. Có hai lý do để ban lãnh đạo muốn cổ phiếu lên sàn sớm. Một là, doanh nghiệp đó thực sự đang có vấn đề về kinh doanh hoặc ban lãnh đạo đang có ý đồ tư lợi xấu. Cổ phiếu niêm yết lên sàn lúc này chỉ là hình thức để lãnh đạo làm các chiêu trò để thoát hàng hòng vơ vét tiền của các nhà đầu tư trên thị trường. Hai là, doanh nghiệp đang khát vốn thực sự và muốn thông qua TTCK để gọi vốn dễ dàng hơn.

Dù là một hay là hai hoặc là cả hai thì cổ phiếu đó cũng cực kỳ rủi ro cho việc đầu tư dài hạn. Các công ty dạng này tồn tại khá nhiều trên sàn chứng khoán Việt Nam và giá thì đều đang ở mức bó rau. Giai đoạn công ty dưới 12 năm hình thành và phát triển là thời kỳ sóng gió nhất của doanh nghiệp – thời kỳ thử thách xem doanh nghiệp có tồn tại được ở thương trường hay không.

Với các doanh nghiệp thành lập lâu hơn, nhưng mới niêm yết trên sàn dưới 2 năm, thì đây là giai đoạn thay máu cổ đông mạnh mẽ nhất. Thông thường nếu cổ đông lớn (ban lãnh đạo) có ý định thao túng giá thì sẽ kéo cổ phiểu lên cao ngay khi niêm yết hòng xả hàng. Còn với các cổ phiểu được định giá quá cao khi niêm yết thì nếu có tăng đôi chút vài phiên đầu thì cũng sẽ lập tức sẽ bị bán mạnh liên tục trong thời gian 6 tháng đầu lên sàn. Cổ phiếu sẽ tìm về sát giá trị thực hơn, tìm về vùng giá cân bằng cung cầu sau khi thay máu cổ đông và các nhà đầu tư đã quen dần với sự hiện diện của cổ phiếu đó. Ngoài ra, khi áp dụng PTKT, dữ liệu biểu đồ dưới 1 năm là không đủ để bạn đưa ra những nhận định sáng suốt.

Kinh nghiệm của wikidautu là không quan tâm bất cứ cổ phiếu nào đang trong giai đoạn thay máu cổ đông này.

2. Tốc độ tăng vốn trước và sau khi niêm yết

 

Các doanh nghiệp tư nhân thường có tốc độ tăng vốn (in giấy) thần thánh trước khi niêm yết giấy lên sàn. Bằng cách vẽ vời các tài sản trên báo cáo tài chính, công ty tăng vốn với tốc độ chóng mặt sau đó thực hiện niêm yết cổ phiếu lên sàn. Việc tiếp theo của các cổ đông lớn thường là thao túng giá, sau đó là chốt lời. Nhiều doanh nghiệp chọn cách tăng vốn mạnh với tốc độ nhanh sau khi niêm yết.

Bằng cách nào đi chăng nữa, việc tăng vốn với tốc độ quá nhanh đều nằm trong ý đồ không tốt của ban lãnh đạo. Vốn của doanh nghiệp tăng lên, trông có vẻ là một doanh nghiệp lớn, nhưng giá trị doanh nghiệp giảm đi, giá cổ phiếu giảm dần theo thời gian. Người thiệt hại nặng nề nhất vẫn là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi cổ phiếu bị pha loãng, việc huy động vốn dồn dập nhưng hiệu quả sử dụng vốn kém là điều tất yếu. Rất dễ hiểu cho điều này. Vì chiêu trò tăng vốn chóng mặt này chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp tư nhân có thời gian thành lập và phát triển dưới 12 năm, đang trong giai đoạn thử thách và đào thải.

Tuy nhiên, trái ngược với sự tăng vốn ồ ạt vô tội vạ, lại có nhiều doanh nghiệp không tăng vốn hoặc tăng vốn rất ít trong suốt một thời gian dài (trên 5 năm) kể từ khi niêm yết cổ phiếu lên sàn. Đây cũng là một điểm tiêu cực, cho thấy doanh nghiệp chưa có định hướng phát triển mở rộng quy mô, chưa có nhiều kế hoạch lớn trong tương lại. Thông thường, những doanh nghiệp dạng này thuộc ngành nghề đặc thù hoặc nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Nhà đầu tư cũng không nên kỳ vọng nhiều về lợi nhuận đột biến hay tăng trưởng mạnh ở những doanh nghiệp kiểu này, dù rằng có thể cổ tức vẫn được chi trả đều hàng năm.

Tóm lại, một doanh nghiệp có thời gian niêm yết trên 2 năm với tốc độ tăng vốn vừa phải để cân bằng với hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo cho EPS luôn tăng trưởng hoặc ổn định là những doanh nghiệp có tiềm năng để bạn lựa chọn đầu tư dài hạn. Trong phạm vi bài viết về phân tích cơ bản này chúng ta sẽ không bàn tới các yếu tố kỹ thuật.

Đã qua cái thời cứ mua cổ phiếu OTC rồi chốt lời nhẹ nhàng khi cổ phiếu được giao dịch trên sàn niêm yết tập trung. Chúng ta đang sống trong thời kỳ “người khôn của khó”, không còn cái thời tranh tối tranh sáng hay thánh nhân đãi kẻ khù khờ nữa. Việc kiếm tiền từ đầu tư cổ phiếu nếu không chuyên nghiệp thì giỏi lắm bạn cũng chỉ chộp giật được vài lần để rồi trả lại hết cho thị trường.

Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 0 | Tổng điểm: 0]
wikidautu

Recent Posts

Chu kỳ luân chuyển vốn và các giai đoạn của nền kinh tế

Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…

1 năm ago

Chứng khoán phái sinh Việt Nam

I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…

1 năm ago

Các sàn giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam và các chỉ số chứng khoán

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…

2 năm ago

Tổng hợp những kiến thức về cổ tức

Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…

2 năm ago

Các loại lệnh và thời gian thanh toán trong giao dịch cổ phiếu

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…

2 năm ago

Đặc điểm của các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…

2 năm ago