Các trạng thái của thị trường

Bất cứ thị trường nào ở một thời điểm nhất định đều luôn tồn tại một hình thái xu hướng nào đó: tăng, giảm hoặc đi ngang. Hiểu rõ được các trạng thái của thị trường giúp chúng ta thấu hiểu được sự vận động và dự đoán được xu hướng tương lai dựa trên các dấu vết mà hành động giá để lại. Đó là cách tiếp cận thông thường và phổ biến với các nhà giao dịch theo xu hướng. Trạng thái thị trường có thể phân làm nhiều loại khác nhau theo các cách gọi như thị trường có xu hướng và không có xu hướng; thị trường biến động mạnh và biến động yếu. Còn theo lý thuyết thị trường của Wyckoff, xu hướng thị trường lại trải qua 4 giai đoạn: Tích lũy, tăng, phân phối, giảm.

Trong phạm vi bài viết này, Wikidautu chia sẻ cách phân loại trạng thái thị trường theo xu hướng và mức độ biến động của thị trường. Khi đó thị trường tồn tại dưới 4 trạng thái:

1. Thị trường có xu hướng và biến động mạnh

Trạng thái thị trường này có đặc trưng là có xu hướng tăng hoặc giảm, kèm theo đó là các nhịp điều chỉnh/hồi phục mạnh. Biến động mạnh ở đây được hiểu là mức biến động của giá trong xu hướng chứ không phải là sức mạnh của xu hướng. Do các đợt sóng hồi có biến động mạnh nên nó rất phù hợp cho các nhà giao dịch lướt sóng. Ngoài ra, các nhà giao dịch ngược xu hướng vẫn có thể kiếm được lợi nhuận tốt ở dạng thị trường này.

2. Thị trường có xu hướng và biến động yếu

Trạng thái thị trường này có đặc trưng là giá vận động có xu hướng nhưng các đợt giá hồi rất ngắn. Ở dạng này, giá thường rất tôn trọng đường MA10. Điều đó có nghĩa là nó không phù hợp với việc lướt sóng, nhà đầu tư nên giao dịch theo xu hướng. Mọi hành vi bắt đáy/dò đỉnh, giao dịch ngược xu hướng đều rất nguy hiểm.

3. Thị trường không có xu hướng và biến động mạnh

Trạng thái thị trường này có đặc điểm là đi ngang nhưng biến động trong phạm vi lớn. Dạng này phù hợp với việc giao dịch swing, không phù hợp với các nhà giao dịch theo xu hướng. ​

4. Thị trường không có xu hướng và biến động yếu

Đây là trạng thái thị trường đặc trưng nhất của sideway. Giá biến động chủ yếu đi ngang và trong biên độ hẹp. Đó là tín hiệu cho biết thị trường sắp có biến động mạnh. Trạng thái thị trường này thường được ít nhà giao dịch hưởng ứng do xu hướng sặp tới chưa rõ, thanh khoản thường cạn kiệt.

Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 3 | Tổng điểm: 5]
wikidautu

Recent Posts

Chu kỳ luân chuyển vốn và các giai đoạn của nền kinh tế

Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…

1 năm ago

Chứng khoán phái sinh Việt Nam

I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…

1 năm ago

Các sàn giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam và các chỉ số chứng khoán

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…

2 năm ago

Tổng hợp những kiến thức về cổ tức

Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…

2 năm ago

Các loại lệnh và thời gian thanh toán trong giao dịch cổ phiếu

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…

2 năm ago

Đặc điểm của các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…

2 năm ago