Các mô hình giá Price action – Mô hình cốc tay cầm (Cup and handle)

Trong chuỗi bài viết này, Wikidautu chia sẻ các mô hình giá có độ tin cậy cao nhất (kinh điển) trong các mô hình giá Price action. Bài đầu tiên này sẽ nói về mô hình cốc tay cầm.

1. Đặc điểm của mô hình

Tất nhiên là nó có hình dáng khá giống với cái cốc có tay cẩm rồi.

Trên hình minh họa là mô hình cốc tay cầm hoàn hảo. Về lý thuyết, mô hình này chuẩn mực phải được hình thành trong xu hướng tăng, có đáy vòm, thời gian hình thành đáy 6 tháng, thời gian hình thành tay cầm vài tuần, hai miệng cốc ngang bằng nhau, vân vân và mây mây. Nhưng bạn sẽ rất rất hiếm gặp được cái mô hình lý thuyết ấy có thật trên biểu đồ. Chúng ta nên thực tế hơn! Các mô hình giá ngoài đời thực dường như luôn xấu xí hơn rất nhiều trên sách vở. Đôi khi nó xấu xí đến mức mà bạn cần phải quan sát rất lâu mới phát hiện ra. Thực tế thì mô hình cốc tay cầm chỉ cần những đặc điểm sau đây là bạn đã có một setup tuyệt vời rồi:

– Có hình dáng gần giống chiếc cốc có tay cầm, cốc hơi nghiêng hay cân bằng đều được

– Tay cầm không được sâu quá 50% chiều cao cốc

– Vị trí mô hình hình thành ở đâu không quá quan trọng

2. Thiết lập giao dịch

– Mua khi phiên (nến) phá vỡ tay cầm kết thúc với volume lớn (để tránh false breakout). Giá có thể quay lại test đường miệng tay cầm hoặc không. Với những phiên breakout volume lớn thì khả năng thành công của mô hình là rất cao.

– Dừng lỗ theo lý thuyết là phía dưới đáy của tay cầm, nhưng như thế có vẻ rủi ro hơi lớn so với lợi nhuận kỳ vọng. Thực tế, bạn phải dừng lỗ ngay khi có nến volume lớn, đóng cửa thấp hơn đường viền hoặc chuyển sang khung thời gian thấp hơn để tìm điểm dừng lỗ dựa trên mô hình nến.

– Chốt lời tối thiểu bằng: (điểm phá vỡ x 2) – đáy tay cầm. Mức chốt lời này phụ thuộc vào vị trí mà mô hình hình thành (dưới nền giá thấp hay giá đang uptrend mạnh) và độ sâu của tay cầm.

3. Những lưu ý khi áp dụng mô hình cốc tay cầm

– Chiều sâu tay cầm lý tưởng nhất là trong phạm vi giữa hai mức Fibonacci 23.6% – 38.2%.

– Khối lượng giao dịch phiên phá vỡ tay cầm phải lớn, nến xanh đầy đặn.

Mời các bạn đọc tiếp: Mô hình hai đáy và mô hình hai đỉnh

Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 2 | Tổng điểm: 5]
wikidautu

Recent Posts

Chu kỳ luân chuyển vốn và các giai đoạn của nền kinh tế

Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…

1 năm ago

Chứng khoán phái sinh Việt Nam

I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…

1 năm ago

Các sàn giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam và các chỉ số chứng khoán

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…

2 năm ago

Tổng hợp những kiến thức về cổ tức

Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…

2 năm ago

Các loại lệnh và thời gian thanh toán trong giao dịch cổ phiếu

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…

2 năm ago

Đặc điểm của các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…

2 năm ago