9 nguyên tắc sống còn trong Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật (PTKT) là một phương pháp phân tích tuyệt vời, không quá khó sử dụng với tính ứng dụng, thích nghi rộng rãi. Tuy nhiên, nhiều nhà giao dịch tiếp cận nó một cách vội vàng, máy móc, học vẹt, không đúng chuẩn mực, dẫn đễn những rắc rối lớn trong quá trình sử dụng. Sự tồi tệ đến từ việc không nắm rõ các nguyên tắc trong PTKT dẫn đến việc “loạn kỹ thuật”, thiếu chính xác, thiếu linh hoạt trong quá trình dự báo xu hướng và giá. Nếu bạn đang cố chống lại hoặc đi ngược các nguyên tắc này thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải những rắc rối lớn. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên tắc sống còn, quyết định sự thành công của bạn trong việc ứng dụng trường phái này hay không:

Nguyên tắc số 1: PTKT chỉ tập trung nghiên cứu, xử lý các dữ liệu chủ yếu là giá cả và khối lượng.

Mọi dữ liệu, thông tin khác ngoài giá cả, khối lượng cần phải bị loại bỏ để bạn tránh bị sao nhãng. Giá thể hiện tổng hợp mọi hành vi của mọi nhà đầu tư. Khối lượng thể hiện dấu vết của dòng tiền lớn – cá mập.

Diễn biến giá thường đi trước phân tích cơ bản. Mặc dù thị trường dễ phản ứng với những thay đổi đột ngột, nhưng những manh mối kỹ thuật thường diễn ra trước những khi có sự biến động lớn của thị trường (ngoại trừ Thiên nga đen).

Vậy nên, ngoài 2 yếu tố này, bạn tuyệt đối không được sao nhãng vào các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng thị trường khác như tin tức, kết quả kinh doanh, thông tin giao dịch của cổ đông lớn, các chiến lược đầu tư của ban lãnh đạo…

Nguyên tắc số 2: PTKT không phải là tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”, đừng hỏi mình “tại sao?”

Bạn đừng bao giờ tốn thời gian vô bổ làm điều đó. Giá trên biểu đồ đã phản ánh tất cả những câu trả lời thuộc về yếu tố nội tại của giá rồi.

Đây là lỗi rất hay gặp với bất cứ nhà PTKT nào kể cả những nhà phân tích lâu năm. Khi không thể giải thích được (dự báo không chính xác) hướng đi của giá, họ thường hay mắc hiệu ứng mỏ neo rằng mình phải đi tìm bằng chứng nằm ngoại phạm trù kỹ thuật để trả lời “Tại sao giá lại di chuyển như vậy?” như một cái phao để cứu dỗi danh dự của mình khi vừa dự đoán sai. Nói tóm lại là bạn đang không dám thừa nhận rằng mình đã sai mà tìm cách bao biện cho việc đó bằng cách tìm một lý do chủ quan khác không liên quan gì đến cái mà bạn đang phân tích. Thay vì đó, PTKT là phải tự hỏi “bây giờ ta sẽ hành động như thế nào?”.

PTKT không dành thời gian và cũng không bận tâm đến lý do tại sao giá lại thay đổi như vậy (có thể do doanh thu sụt giảm, cổ đông lớn bán ra, chiến lược của ban lãnh đao, hay các nguyên nhân căn bản khác) mà chỉ quan tâm đến việc liệu giá sẽ đi theo khuynh hướng này hay khuynh hướng khác.

Công việc của một nhà PTKT kỳ cựu là tạo ra lợi nhuận nhờ việc dự báo đúng xu hướng của giá và đi theo nó.

Nguyên tắc số 3: “Khi nào” quan trọng hơn “tại sao”

Phân tích kỹ thuật tập trung vào hành vi của thị trường. PTKT cố gắng trả lời các câu hỏi “Cái gì?”, “Khi nào?”, và “Trong bao lâu?”. Trái lại, PTCB lại tập trung trả lời câu hỏi “Tại sao?”. PTCB nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới biến động giá trên thị trường để trả lời câu hỏi “tại sao xảy ra và xảy ra điều gì trong giá”, còn phân tích kỹ thuật nghiên cứu các hiệu ứng của nó để trả lời câu hỏi “khi nào thay đổi giá cổ phiếu sẽ bắt đầu và khi nào kết thúc”.

Một nhà phân tích kỹ thuật biết dự báo xu hướng giá cả mọi thứ, nhưng giá trị thực thì lại không và họ cũng không cần quan tâm. PTKT chỉ cần quan tâm tới:

  • Giá hiện tại đang nói lên cái?
  • Lịch sử biến động giá nói lên điều gì?
  • Khi nào thực hiện lệnh mua/bán?
  • Giữ lệnh này trong bao lâu?

Nguyên tắc số 4: Mọi sự chuyển biến của giá đều được hình thành từ hành vi cảm xúc của con người.

Chính điều này tạo nên cung cầu, hình thành giá trên thị trường, nằm ngoài những yếu tố cơ bản nội tại của chỉ số, hàng hóa chứng khoán đó.

Sau tất cả, giá là thứ mà tất cả các nhà PTKT quan tâm, tập trung vào. Giá được xác định bởi tổng hòa hành vi của tất cả người tham gia. Những người tham gia này đã xem xét tất cả mọi thứ bằng mọi phương pháp phân tích (PTCB và PTKT, tin tức, tin đồn, nội gián…) của họ để mua hoặc bán. Bằng cách theo dõi diễn biến giá để xác định lực nào chiếm ưu thế, phân tích kỹ thuật tập trung trực tiếp vào điểm mấu chốt: Giá sẽ diễn biến tiếp theo như thế nào?

Là một nhà đầu tư ko rườm rà, bạn muốn tập trung vào điều gì, nguyên nhân hay kết quả? Tất nhiên tôi chỉ quan tâm tới kết quả. PTCB sẽ tiêu tốn thời gian để tìm thông tin, phân tích các báo cáo, xử lý một hệ thống dữ liệu để cố gắng tìm ra nguyên nhân “tại sao”, trong khi đó PTKT có trong tay các bằng chứng có thực (hành vi cung cầu, hành vi của giá) và sử dụng chúng để tìm ra kết quả cao nhất có thể xảy ra.

Nguyên tắc số 5: Biến động giá không phải là ngẫu nhiên – Giá cả di chuyển theo xu hướng

Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng giá cả luôn tạo ra xu hướng một cách trực tiếp, tức là lên, xuống, hoặc ngang hay kết hợp.

Bạn nên nhớ 1 điều: Khả năng xu hướng thị trường tiếp tục xu hướng trước đó sẽ cao hơn là đảo chiều. Nếu thị đường đang có xu hướng đi lên, thì khả năng nó sẽ tiếp tục đi lên lớn hơn rất nhiều so với việc nó đi xuống. Nhưng những thay đổi trong xu hướng thị trường thường xảy ra theo một quá trình và luôn phát ra những tín hiệu trước khi nó đảo chiều. Vì vậy, khi áp dụng PTKT thì đừng nên bắt đáy dò đỉnh làm gì, nó sẽ không tốt cho tài khoản của bạn.

Nguyên tắc số 6: Lịch sử có xu hướng tự lặp lại

Thị trường có thể thay đổi qua nhiều năm theo cách chúng ta hành xử, hoặc có thể do môi trường kinh tế hoặc chính trị suốt những năm khác nhau, nhưng cuối cùng vẫn con người và hành vi, cảm xúc của họ làm giá cả thay đổi. Đây là lý do tại sao cách hành xử của thị trường là không thay đổi. Và đây cũng là lí do tại sao các mô hình về giá mà chúng ta nhìn thấy ngày hôm nay có thể đã được xác định trong biểu đồ giá từ trăm năm trước. PTKT sẽ chỉ cho các bạn thấy rằng xu hướng về giá tương tự sẽ vẫn tương tự trong hàng nghìn năm tới cho tới khi tất cả mọi hành động mua bán đều được thực hiện trực tiếp bằng robot và không có sự can thiệp nào từ con người.

Thực tế hành vi của con người có thể dự đoán được. Trong một điều kiện nhất định, với những thông tin tương tự, con người sẽ có những hành vi tương tự, và đó là điều kiện phân tích kỹ thuật được phát huy.

Nguyên tắc số 7: PTKT không phải là việc áp dụng các chỉ báo (indicator)

Các nhà đầu tư nghiệp dư rất dễ rơi vào tình trạng lạm dụng các chỉ báo kỹ thuật. Chỉ báo kỹ thuật không phải là tất cả những gì PTKT có. PTKT còn bao gồm nhiều công cụ tuyệt vời hơn như Price action, Volume Spread Analysis (VSA), Market profile…

Chỉ báo là thứ tiện lợi và dễ ứng dụng nhất, có tính phong trào nhất, và vì vậy nó dễ bị làm dụng nhất. Tiếc thay, hầu hết các chỉ báo đều có độ trễ so với diễn biến của giá. Một biểu đồ với nhằng nhịt các chỉ báo dễ đưa bạn đến sự loạn chỉ báo, các quyết định mua/bán cũng vì thế mà thiếu độ chính xác.

Đừng quá tham lam mà đính đủ thể loại lên chart của mình, sự tham lam này có thể làm bạn bị che khuất đi cái nhìn quan trọng nhất cần có đó là chuyển động của giá.

Không có một loại chỉ báo nào có thể hoạt động trên mọi điều kiện thị trường, thế nên nhà giao dịch phải hiểu chỉ báo của mình và sử dụng nó vào đúng giai đoạn thị trường mà nó hoạt động tốt. Ví dụ, bạn không nên dùng MA (một dạng chỉ báo xu hướng) trong điều kiện thị trường đi ngang, hay một chỉ báo dao động (oscillator) nào đó khi thị trường đang có xu hướng.

Nhà PTKT nên tìm hiểu thật sâu một đến một vài indicator nào đó mà họ thấy phù hợp, hơn là thử hàng loạt mà không hiểu tường tận một cái nào cả. Lạm dụng các indicator là một cạm bẫy rất lớn mà các nhà PTKT cần tránh.

Nguyên tắc số 8: Hãy giữ mọi thứ thật đơn giản

Không phải ngẫu nhiên mà PTKT chỉ tập trung vào hành động giá, vì đó là cách nhanh nhất để bạn nhìn ra tâm lý thị trường phía sau chuyển động của giá và tránh những sao nhãng từ các chỉ báo. Tóm lại, hãy đơn giản hóa việc phân tích để bạn có một cái nhìn sâu hơn về giá. Việc áp dụng các công cụ PTKT quá phức tạp, có tính huyền bí (tức là cũng ít người sử dụng đến) thì độ chính xác trong việc dự báo hướng đi của giá sẽ giảm đi rõ rệt.

Nguyên tắc số 9: Tính tương đối của PTKT

PTKT giảm công hiệu hoặc không thể áp dụng cho những hàng hóa, chỉ số, chứng khoán bị thao túng, làm giá hoặc thanh khoản quá yếu. Bạn nên nhớ rằng giá cả bị ảnh hưởng lớn bởi cung cầu được tạo ra bởi các nhà đầu tư lớn. Tuy nhiên, nếu giá cả bị thao túng theo ý chí chủ quan của một nhóm người nắm giữ phần lớn nguồn cung thì tất nhiên bạn không thể dùng PTKT để dự đoán ý chí của nhóm người đó. Đồng thời các chỉ số, hàng hóa, chứng khoán thanh khoản yếu (thiếu dấu chân những nhà đầu tư lớn để tạo nên biên độ giao động lớn) thì độ chính xác khi phân tích sẽ giảm.

Vì vậy, không phải tất cả hàng hóa, chứng khoán đều có thể áp dụng PTKT để dự báo hướng đi của giá. Phân tích kỹ thuật là một nghệ thuật và mang đầy tính khoa học. Đừng kỳ vọng PTKT như một chén thánh có thể giúp bạn trăm lệnh trăm thắng. Nghệ thuật PTKT có tính tương đối, phụ thuộc vào mắt của người xem, thưởng thức và vận dụng. Nghệ thuật có tạo ra được kiệt tác hay không tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của người theo đuổi nó.

Chúc các bạn đầu tư thành công! Nếu có bất kỳ góp ý nào, vùi lòng bình luận bên dưới bài viết.

Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 2 | Tổng điểm: 5]
wikidautu

Recent Posts

Chu kỳ luân chuyển vốn và các giai đoạn của nền kinh tế

Qua việc nghiên cứu sự vận động của các thị trường vốn ta phần nào…

1 năm ago

Chứng khoán phái sinh Việt Nam

I. Chứng khoán phái sinh là gì? Chứng khoán phái sinh (CKPS) là một công…

1 năm ago

Các sàn giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam và các chỉ số chứng khoán

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về đặc điểm của các sàn giao…

2 năm ago

Tổng hợp những kiến thức về cổ tức

Một phần lợi nhuận hàng năm sẽ được công ty tái đầu tư vào hoạt…

2 năm ago

Các loại lệnh và thời gian thanh toán trong giao dịch cổ phiếu

Ở bài viết trước, Wikidautu đã giới thiệu về các quy định trong giao dịch…

2 năm ago

Đặc điểm của các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam

Hiện nay, nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua hai sàn giao…

2 năm ago