Phân tích kỹ thuật

3 sai lầm phổ biến khi xác định hỗ trợ, kháng cự bằng trendline

Việc vẽ trendline chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, kinh nghiệm của người phân tích. Gióng một đường trendline không khác việc ngắm súng trước khi bắn. Mục tiêu có được tiêu diệt hay không có thể chỉ ăn nhau ở sai lệch 1 milimet ở khâu ngắm bắn.

Rất nhiều trader thường chủ quan ở khâu vẽ trendline, dẫn tới độ sai lệch khá lớn khi xác định vùng hỗ trợ, kháng cự. Có nhiều cách vẽ được truyền tai trên cộng đồng mà trader không thể chọn cho mình một cách nhất quán và chuẩn xác nhất.

Wikidautu xin chia sẻ một số sai lầm phổ biến mà các trader hay mắc phải khi xác định hỗ trợ/kháng cự bằng trendline.

1. Vẽ một cách cẩu thả, không nhất quán

Không nhất quán, không cẩn thận trong việc vẽ trendline có lẽ là lỗi thường gặp của các trader non kinh nghiệm. Nhiếu trader thường cầu thả trong việc vẽ trendline qua việc trendline không chạm điểm swing hoặc vi phạm quá sâu vào bóng nến, thậm chí là thân nến. Xem nguyên tắc vẽ đường trendline tại đây.

​2. Vẽ nhiều đường trendline quá gần nhau

Nguyên nhân dẫn đến việc nhiều đường kháng cự, hỗ trợ gần nhau là do trader kẻ nhiều đường trendline ở khung thời gian nhỏ dẫn đến việc có thể xung đột về xu hướng với khung thời gian lớn. Những mức hỗ trợ hay cản quá gần nhau dẫn đến sự sai lệch đáng kể trong việc tìm các vùng lý tưởng để giao dịch. Bạn sẽ chẳng biết chọn cái nào tốt cả khi chúng rất dễ chạm vào giá, trong khi đó cái tốt thực sự đang ở khá xa vùng giá hiện tại.

Vì thế, kinh nghiệm quý báu là bạn nên ưu tiên và trân trọng các đường trendline ở khung thời gian lớn từ H4 trở lên. Giá sẽ luôn phản ứng tốt ở các đường này.

3. Coi hỗ trợ, kháng cự là một điểm dẫn đến đặt stoploss quá gần

Cần phải ghi nhớ rằng hỗ trợ/kháng cự là một vùng chứ không phải một mức giá nào đó. Giá có khuynh hướng bật lại khi chạm trendline, nhưng giá có thể vượt qua trendline một đoạn trước khi bật trở lại và đóng cửa nến không phá vỡ đường này (false breakout).

Các trader kinh nghiệm luôn có một khoảng stoploss đủ an toàn để tránh bị stoploss khi trendline mới chớm bị phá vỡ.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ gặt hái được nhiều ý tưởng mới để có thể xác định được vùng hỗ trợ, kháng cự chuẩn xác nhất.

Đánh giá của bạn
[Số đánh giá: 2 | Tổng điểm: 5]
wikidautu

Recent Posts

Cần chuẩn bị gì trước khi đầu tư chứng khoán?

Bạn đang nghĩ đến việc đầu tư chứng khoán nhưng không biết bắt đầu từ…

3 tuần ago

Kinh tế vĩ mô: những thời điểm thích hợp nhất để đầu tư chứng khoán?

Trong thế giới tài chính, đầu tư chứng khoán giống như một chuyến đi săn.…

3 tuần ago

Thị trường chứng khoán: 3 thời điểm tốt nhất để đầu tư?

Thị trường chứng khoán giống như một dòng sông không ngừng chảy, có lúc êm…

3 tuần ago

Đầu tư chứng khoán khó hay dễ? Có thể làm giàu từ đầu tư chứng khoán không?

Bạn có bao giờ tự hỏi: Đầu tư chứng khoán thực sự khó hay dễ?…

3 tuần ago

Thời điểm nào bản thân bạn thích hợp để đầu tư chứng khoán?

Chứng khoán luôn là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn nhất, mang lại…

3 tuần ago

Tại sao chỉ nên đầu tư chứng khoán bằng số tiền mà bạn có thể mất?

Chứng khoán là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn nhất, mang lại cơ…

3 tuần ago